Nên làm gì khi bị bệnh barrett thực quản?

( PHUNUTODAY ) - Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh barrett thực quản thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Những triệu chứng thường gặp của bệnh barrett thực quản

Nếu có triệu chứng thì gần tương tự như ở người viêm trào ngược dạ dày - thực quản, biểu hiện thường gặp là ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, nôn, nuốt khó...

Một số biểu hiện là triệu chứng do biến chứng của trào ngược dạ dày - thực quản như: khàn tiếng, đau họng, ho, nôn ra máu...

Ở một số người khi gặp phải chứng bệnh này thường không xảy ra triệu chứng gì. Chính vì vậy, khi gặp phải những dấu hiệu trên thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời, tránh để lâu gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Cần lưu ý là không có sự song hành giữa triệu chứng lâm sàng và tổn thương thực thể, có trường hợp bệnh diễn biến âm thầm cho tới khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như loét, chảy máu, hẹp hay ung thư hóa.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

21.nen-la-gi-khi-bi-barrett-thuc-quan-phunutoday.vn

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguy cơ ung thư từ chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản dễ dẫn đến viêm loét thực quản, nếu nặng và kéo dài đưa đến hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu. Bệnh diễn ra trong một thời gian lâu làm cho niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản. Barrett thực quản là tổn thương tiền ưng thư, có thể chuyển thành ung thư. Khi đã chuyển thành Barrett thực quản thì không thể điều trị hết bằng thuốc mà cần theo dõi kỹ bằng nội soi, nếu có dấu hiệu nguy cơ cao chuyển sang ung thư thì can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.

Ở một số bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và người già, có thể gây nên viêm phổi do hít dịch trào ngược vào đường thở.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh

- Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất. Cần thay đổi chế độ ăn, kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga.

Không ăn bữa ăn quá no, nên chia làm nhiều bữa ăn ít hơn, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.

Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân. Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.

- Dùng thuốc: Người bệnh được cho sử dụng các loại thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc kháng axit dạ dày...

- Phẫu thuật thường dành cho các trường hợp viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc, có kèm theo thoát vị qua khe thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn