Nếu con chỉ là người bình thường, mẹ chẳng có điều gì để thất vọng

( PHUNUTODAY ) - Mẹ nhớ có một đêm chúng ta đã nói chuyện với nhau trên sân thượng, con nói: “Mẹ ơi, mẹ phải biết rõ và chấp nhận sự thật rằng mẹ có một cậu con trai rất bình thường”. Con ngồi trong một chiếc ghế trên sân thượng, quay lưng về phía biển, tay châm một điếu thuốc, đó là lúc 3h sáng.

 Coi con thành “người khác” cũng không dễ dàng!

Mẹ nhớ có một đêm chúng ta đã nói chuyện với nhau trên sân thượng, con nói: “Mẹ ơi, mẹ phải biết rõ và chấp nhận sự thật rằng mẹ có một cậu con trai rất bình thường”. Con ngồi trong một chiếc ghế trên sân thượng, quay lưng về phía biển, tay châm một điếu thuốc, đó là lúc 3h sáng.

Bạn bè mẹ nếu trông thấy con hút thuốc lá trước mặt mẹ, nhất định sẽ nhìn mẹ bằng một ánh mắt không thể tin nổi: “Cậu ta làm sao có thể hút thuốc trước mặt mẹ?”. “Làm sao mà bạn lại có thế để con trai hút thuốc trước mặt mình được?”.

Mẹ nghiêm túc nghĩ tới vấn đề này, mẹ không thích mọi người hút thuốc, bởi vì mẹ không thích mùi khói thuốc lá, lại càng không thích con trai mình hút thuốc, bởi vì hút thuốc có thể gây nên căn bệnh chết người là ung thư phổi cho con.

Thế nhưng mà, con trai của mẹ đã 21 tuổi rồi, là một người trưởng thành có khả năng độc lập tự chủ. Là người trưởng thành, phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình, và cũng phải tự chịu hậu quả do sai lầm của bản thân mình gây ra. Một khi đã tiếp nhận quy luật khách quan này rồi, con tự quyết định hút thuốc, mẹ làm sao có thể “không cho phép” con đây? Mẹ có quyền lực gì hay quyền uy gì để ước thúc con đây?

hinh-anh-suy-nghi-suy-ngam-suy-tu-ve-cong-viec-cuoc-song-41

Mẹ nhìn con hút thuốc, chân kiễng lên, hút thuốc rồi nhả ra một làn khói đen như sương mù, tức giận chỉ muốn rút điếu thuốc từ trong miệng con ra và ném xuống biển.

Thế nhưng mà, trong lòng mẹ lại tự nhủ: “Hãy nhớ kỹ, người đang ngồi trước mặt mình là một người trưởng thành, mình đối đãi với con cũng giống như đối đãi với những người trưởng thành khác trong thiên hạ, mình không thể rút điếu thuốc từ trong miệng của bạn bè mình hay của một người xa lạ mà ném đi được. Vì vậy, mình không thể rút điếu thuốc trong miệng người đang ngồi ngay trước mặt mình mà ném đi được, con từ lâu đã không còn là đứa con bé nhỏ của mẹ nữa rồi, con là một “người khác” rồi!”.

Sự trưởng thành của tuổi trẻ là một việc không hề dễ dàng, mọi người đều biết. Tuy muốn bao bọc con, che chở con, nhưng mẹ học được bài học lớn hơn, “buông tay”, coi như con trở thành một “người khác”, nhưng cũng không hề dễ dàng!

Nếu như con sẵn lòng đi đánh răng cho hà mã

Mẹ nói: “Con bình thường chỗ nào, bình thường là có ý gì?”.

Con nói: “Con cảm thấy, sự nghiệp trong tương lai của con nhất định là kém so với mẹ, cũng thua kém bố, cả bố và mẹ đều có học vị tiến sĩ”, nghe được câu này, mẹ có chút kinh ngạc.

“Con dường như cảm thấy con chắc chắn không thể có thành tựu như của bố, càng không thể có thành tựu như của mẹ, con có thể sẽ trở thành một người rất bình thường, có bằng cấp rất bình thường, có một nghề nghiệp rất bình thường, không có nhiều tiền, cũng không có danh tiếng, một người bình thường nhất”. (Con dập tắt điếu thuốc).

“Mẹ có thất vọng không?”.

Hiện giờ mẹ đã quên lúc đó sao mẹ lại nói với con như thế, mẹ nói rằng mẹ sẽ không thất vọng, cho dù con làm gì thì mẹ cũng vui vẻ, bởi vì mẹ yêu con? Hay là không muốn tranh luận về triết lý “bình thường” với con, hay là rất chân thành mà thuyết phục rằng con không phải một người “bình thường” mà chỉ là con chưa tìm được chính xác bản thân mình?

Mẹ không nhớ rõ nữa, nhưng mà hiện giờ mẹ có thể nói với con, nếu như con là một người “bình thường”, mẹ có thất vọng hay không?

Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc? Thứ nhất – nó cho con ý nghĩa, công việc đó không điều khiển con, không giam cầm con như tù binh. Thứ hai – nó cho con thời gian, nó cho con trải nghiệm đầy đủ trong cuộc sống.

thumb00_110418974219805

Tiền tài và danh vọng, cái nào là nguyên tố chính của hạnh phúc đây? Giả như đặt hai lựa chọn trước mặt con, hoặc là đến phố Wall làm quản lý ngân hàng hoặc là làm nhân viên chăm sóc sư tử, hà mã trong vườn bách thú, mà con là một người yêu thích nghiên cứu động vật.

Mẹ hoàn toàn không cho rằng làm quản lý ngân hàng là có thành tựu, hay là nhân viên chăm sóc sư tử hà mã là “bình thường”. Mỗi ngày vì tiền mà căng thẳng, mà phấn đấu rất có thể lại không bằng mỗi ngày tắm rửa cho voi hay đánh răng cho hà mã.

Khi làm công việc mà trong lòng con thấy có ý nghĩa, có giá trị, thì là con đã có cảm giác thành tựu. Khi công việc của con cho con thời gian, không lấy đi cuộc sống của con, là con đã có tôn nghiêm. Cảm giác thành tựu và tôn nghiêm, cho con niềm hạnh phúc.

Mẹ sợ con trở thành người vẽ hươu cao cổ như Timothy, không phải vì anh ta không có tiền không có danh, mà là anh ta không tìm được ý nghĩa. Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc sách, không phải vì mẹ muốn con có thành tựu hơn người khác, mà là bởi vì, mẹ muốn con có nhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương lai, lựa chọn có ý nghĩa, có thời gian làm việc chứ không phải là bị ép mưu sinh.

Và nhiều phụ huynh Việt vẫn đang ép con mình phải thành công.

Tâm lý phụ huynh ai cũng muốn con học giỏi, chăm ngoan, điểm cao nên "ép" con phải học thêm, học nhiều thầy cô để "theo kịp kiến thức" mà không hiểu rằng chính bản thân họ đang gây áp lực lớn đối với con. Có những bà mẹ mắng con: "Học cho con chứ học cho ai?" nhưng thực ra họ đang ép con học để thỏa mãn ước mơ của bản thân. Có những ông bố ra điều kiện: "Nếu con được vào trường chuyên, muốn cái gì bố cũng cho" mà không hiểu rằng ước mơ lớn nhất tuổi học trò của con là học hành hồn nhiên như quy luật tự nhiên của nó.

Không ít ông bố, bà mẹ chứng kiến cảnh con mình gục đầu ngay trên chồng sách vở thiếp đi, hay chứng kiến sáng ra con đờ đẫn vì cả đêm thức trắng hoặc giật mình hoảng sợ trong giấc ngủ... nhưng thay vì chia sẻ với con, thì bố mẹ lại tỏ ra hài lòng, ngộ nhận rằng con "tự giác, chăm học"; tự hào, hãnh diện khoe với đồng nghiệp, hàng xóm "con tôi chăm học lắm".

Thực tế hiện nay, nền giáo dục đang chạy đua thành tích, quá đề cao điểm nên đã gây áp lực quá lớn cho HS. Áp lực "đổ" lên đầu HS không chỉ từ bài học quá nhiều, từ thầy cô yêu cầu quá cao, mà ngay cả gia đình cũng đòi hỏi, kỳ vọng ngoài sức học thực tế của con, em mình.

Tương lai của HS dẫu được nuôi dưỡng, định hướng từ người lớn nhưng thành công đến đâu, hạnh phúc thế nào thì chính các em mới là người quyết định. Đừng bắt con "chở" ước mơ của bố mẹ nữa! 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn