5 ngôi chùa không thể bỏ qua khi đi lễ đầu năm tại miền Nam

( PHUNUTODAY ) - Miền đất Nam Bộ là nơi tập trung nhiều ngôi chùa linh thiêng mang đậm nét văn hóa dân gian luôn là điểm đến tâm linh cầu bình an, may mắn của du khách.

Chùa miền Nam tôn thờ Ðức Phật Thích Ca hoặc A Di Ðà làm chủ đạo và phổ biến việc thờ Tổ ngay trong không gian thờ Phật. Những ngôi chùa Nam Bộ có không gian phong phú gây lên ấn tượng thiêng liêng về Phật cứu độ chúng sinh, về luân hồi chuyển kiếp, về ở hiền gặp lành. Đến mỗi chùa miền Nam không những bạn sẽ cảm nhận được phong cách kiến trúc độc đáo của vùng miền khí hậu mát mẻ quanh năm mà còn cảm nhận được sự giản đơn thoải mái, hiếu khách, ưa cuộc sống thanh bình của người Nam Bộ thông qua những khung cảnh tâm linh văn hoá cũng dễ nhận ra ngay.

1. Chùa Giác Lâm (TP.Hồ Chí Minh)

Chùa Giác Lâm là ngôi chùa “lớn tuổi” nhất ở TP.Hồ Chí Minh tọa lạc tại 118 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM, chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng.

Chùa khá rộng, xây dựng theo kiểu chữ Tam gồm ba dãy nhà nối liền nhau. Bên trong bài trí 118 pho tượng cổ, sử dụng gần 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc để trang trí rất độc đáo được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất ở Việt Nam.

di-chua-mien-nam1 phunutoday

 Cảnh đẹp của chùa Giác Lâm

Ngày xuân, chùa Giác Nghiêm đón hàng ngàn khách thập phương và du khách quốc tế đến lễ Phật cầu an và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính uy nghiêm của ngôi chùa.

2. Chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương (gọi tắt là chùa Bà Bình Dương hay miếu bà Thiên Hậu)

Chùa Bà ở Bình Dương tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một. Đây là ngôi miếu do người Việt gốc Hoa tạo lập để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

 Năm nào cũng vậy, hễ đến những ngày rằm tháng Giêng là dân các tỉnh, thành phố khắp nơi lại kéo nhau về Chùa Bà ở Bình Dương để cầu an, xin lộc-tài. Càng về ngày rằm, không khí ở chùa Bà càng trở nên nhộn nhịp, đông vui.

 Lễ hội chính của chùa Bà sẽ diễn ra vào hai ngày 14, 15 (AL). Trong hai ngày này sẽ có nhiều tiết mục hấp dẫn mang đậm tính dân gian và gần gũi với nhân dân vì có sự xuất hiện nhiều nhân vật huyền thoại, xe hoa, cồng, chiêng, trống, cờ… và đặc biệt là không thể thiếu những đoàn lân-sư-rồng.

di-chua-mien-nam4 phunutoday

 

 Lễ hội chùa Bà là một lễ hội lớn ở Bình Dương, chính vì thế việc bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh khuôn viên chùa là việc làm rất cần thiết để thu hút du khách đến với chùa. Vào hai ngày chính của lễ hội, lượng khách các nơi về chùa lên đến hàng chục ngàn người nên không tránh khỏi những tên ma cô, móc túi giả làm khách hành hương “giở trò” với khách thật.

 Khách hành hương không chỉ có người địa phương mà còn có nhiều khách ở các tỉnh, thành như: thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long… Trong những du khách hành hương không ít khách là người Việt kiều xa xứ chọn Bình Dương đi lễ hội đầu năm mới.

 Du khách khi đến chùa hành hương chủ yếu cúng các lễ vật hành hương: trầu cau, cây cành vàng lá ngọc, tượng phật, thắp nhang… Các loại hoa huệ trắng, chim phóng sinh.

 Ngoài chùa Bà ở Bình Dương còn có chùa Ông, chùa Linh Đàn nằm ở các con đường khác nhau và tạo thành một hình tam giác. Ba chùa chỉ cách nhau khoảng 200m nên du khách khi đến chùa Bà hành hương đầu năm còn có thể ghé ngang qua hai chùa còn lại để cầu an, cầu lộc.

3. Chùa Tiên Châu (Vĩnh Long)

Chùa Tiên Châu tọa lạc tại cù lao An Bình thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Di Đà hay Tô Châu.

di-chua-mien-nam3 phunutoday

 

Mọi người thường truyền miệng nhau rằng đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở đất Vĩnh Long. Xung quanh chùa là những vườn cây trái sum suê chín thơm mát của xứ sở cù lao An Bình hiếu khách, sẽ cho du khách một cảm giác trải nghiệm thật tĩnh lặng và tâm hồn thư thái trong những ngày đầu xuân.

4. Chùa Núi Tà Cú Bình Thuận

Chùa Núi Tà Cú tọa lạc trên núi Tà Cú, thuộc địa phận xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km về phía đông nam.Núi Tà Cú cao 649m, chùa Núi Tà Cú nằm lưng chừng núi ở độ cao hơn 400m. Chùa Núi được xây dựng năm 1879, nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất.

di-chua-mien-nam2 phunutoday

 

Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Ðức trụ trì, nơi xây dựng chùa do nhà sư chọn, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa.Về sau, một chùa mới nữa được xây ở phía dưới có tên là Long Ðoàn và chùa cũ gọi là chùa Trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ, gọi chung là Chùa Núi.Toàn thể cảnh chùa là một tổng thể kiến trúc bao gồm: Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ,… ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa.

5. Chùa Bà Chúa Xứ (Châu Đốc, An Giang)

Chùa Bà Chúa Xứ là điểm đến nổi tiếng khắp Miền Nam, tọa lạc tại núi Sam, Châu Đốc, An Giang.

Chùa Bà Chúa Xứ thu hút du khách không chỉ bởi sự linh thiêng mà còn là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, núi rừng bao quanh nên thơ.

di-chua-mien-nam phunutoday

 

Hành hương về chùa Bà Chúa Xứ du khách sẽ cảm thấy lòng thư thái, nhẹ nhàng. Hàng năm, nơi đây còn diễn ra lễ hội chùa Bà Chúa Xứ (hay Vía Bà) tôn nghiêm và trang trọng.

Thật là ý nghĩa nếu trong dịp xuân này, du khách về viếng thăm chùa Bà Chúa Xứ cầu mong những điều may mắn, an lành.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT