5 tư thế yoga giúp ngăn ngừa chứng vẹo cột sống do đứng ngồi sai tư thế

( PHUNUTODAY ) - Chứng cong vẹo cột sống khá nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Để phòng tránh, bạn hãy cùng gia đình tập luyện 5 tư thế yoga sau đây để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Bác sĩ Paul D’Alfonso, Giám đốc Trung tâm Trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare, TP HCM, giải thích cong vẹo cột sống là cột sống bị cong hoặc lệch sang một bên. Tình trạng này có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là giai đoạn giữa hoặc cuối thời kỳ phát triển của trẻ vị thành niên. 

Đặc biệt, học sinh, sinh viên là nhóm dễ mắc chứng cong vẹo cột sống nhưng thường không để ý phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn kịp thời. Tình trạng này kéo dài khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn, dễ dẫn đến các biến chứng lâu dài và nặng nề về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ bị vẹo cột sống có thể gây biến đổi ngoại hình theo chiều hướng tiêu cực như hai vai không cân bằng, lệch hông, chân đi không đều… khiến các em mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động xã hội.

ghyu

Nguyên nhân

Cong vẹo cột sống có thể gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân có thể gặp:- Do bẩm sinh, do tập ngồi, tập đi quá sớm- Tư thế trong học tập, làm việc không đúng- Yếu tố di truyền- Chiều dài chân không đồng đều- Các bệnh lý liên quan đến tùy sống hay thần kinh cơ- Bệnh lý xương khớp như còi xương, suy dinh dưỡng, giảm mật độ xương, loãng xương- Trong đó có đến 75% trường hợp dị tật cột sống không rõ nguyên nhân.

Yoga đem lại nhiều tác động tích cực tới khả năng liên kết xương khớp trong cơ thể. Một số tư thế có thể giúp bạn lấy lại hình dạng tự nhiên của xương và cải thiện các bộ phận trong cơ thể. Bắt đầu thói quen tập yoga sẽ làm cơ thể bạn hoàn hảo và ở trong trạng thái tốt nhất.

Người bị vẹo cột sống có thể hưởng nhiều lợi ích từ việc tập các tư thế kéo giãn cơ ở các bài tập yoga. Tuy nhiên, nếu thấy đau đớn, bạn hãy ngừng tập và hỏi ý kiến chuyên gia. Những người dạy yoga có thể giúp bạn tập đúng tư thế và hỗ trợ trong trường hợp cần thiết. Dưới đây là những tư thế yoga đơn giản giúp cải thiện xương cột sống hiệu quả:

Tư thế con bò, con mèo (Cat-Cow Pose)

Tư thế này giúp kéo giãn cột sống và giải phóng cơ lưng. Dưới đây là cách thực hiện:

Bắt đầu với tư thế quỳ, bàn tay và đầu gối ép xuống sàn. Đầu gối cách xa nhau và thẳng với hông. Đầu đặt ở tư thế thoải mái, mắt nhìn xuống dưới.

Tư thế con bò: Hít vào khi hạ phần bụng hướng về mặt sàn. Nâng cằm và ngực, mắt nhìn lên trần nhà. Nâng và mở rộng bả vai hết cỡ. Tránh để tai chạm vai.

Tư thế con mèo: Khi thở ra, nâng phần bụng bao gồm cả cột sống hướng về trần nhà. Tư thế này có hình dạng giống một con mèo đang duỗi lưng.

4_hands_and_knees_cat_cow_1_1

Thả lỏng phần đầu, tránh để cằm chạm ngực. Hít vào trong khi trở lại tư thế con bò. Thở ra khi bắt đầu tư thế con mèo.

Tư thế em bé (Child’s Pose)

Tư thế này có thể giúp giảm đau ở lưng và xương cột sống. Dưới đây là cách thực hiện:

Quỳ trên sàn nhà. Chạm hai ngón chân cái vào nhau và ngồi lên trên gót chân. Sau đó, mở rộng đầu gối sao cho thẳng với hông. Thở ra và từ từ hạ thân trên vào khu vực giữa đùi.

Mở rộng phần lưng và xương chậu.

bai-tap-chua-dau-cot-song-that-lung

Kéo giãn xương cụt về phía sau trong khi nâng đầu hướng về trước.

Đặt hai tay ở cạnh thân trên, lòng bàn tay ép lên sàn nhà, kéo giãn phần vai.

Trọng lượng của vai làm xương vai có xu hướng mở rộng về đằng sau và hai bên. Duy trì tư thế này trong 30-60 giây.

Tư thế tam giác (Triangle Pose)

Tư thế này không chỉ kéo giãn cột sống mà còn cải thiện tư thế đứng. Dưới đây là cách thực hiện:

Bắt đầu với tư thế đứng thẳng. Hai chân cách nhau một khoảng sao cho ở vị trí tự nhiên nhất. Xoay chân phải một góc 90 độ và chân trái một góc 15 độ.

Gót chân phải so với vòm chân trái phải thẳng. Bàn chân ép xuống sàn, hai chân phân bổ đều trọng lượng.

Hít sâu, khi thở ra uốn cơ thể từ hông trở lên sang phải. Giữ eo thẳng, tay trái giơ cao hướng về trần nhà trong khi tay phải hướng xuống sàn. Giữ thẳng hai tay.

Có thể đặt tay phải lên cẳng chân, mắt cá chân hoặc sàn nhà để dễ dàng duy trì tư thế. Tay trái thẳng với vai, giữ đầu ở vị trí tự nhiên nhất hoặc xoay sang trái, mắt nhìn vào lòng bàn tay trái.

Cơ thể cong sang một bên, tránh để bị lùi hoặc tiến về phía trước. Xương chậu và ngực mở rộng. Tiếp tục hít thở sâu. Với mỗi lần thở ra, hãy thư giãn để thả lỏng cơ thể.

Hít vào khi cong thân trên để về tư thế ban đầu. Lặp lại tương tự với bên còn lại.

Tư thế Vashista

Tư thế này giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện khả năng liên kết cột sống. Dưới đây là cách thực hiện:

Bắt đầu với tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana). Hạ phần hông và chuyển trọng lượng hướng về phía trước để thực hiện tư thế tấm ván (Plank Pose).

Hai chân ép vào nhau, trọng lượng cơ thể dồn vào bàn tay và cẳng tay. Sau đó, cuộn cơ thể sang phải, giữ thẳng và đặt chân trái lên trên chân phải

photo1529121220620-1529121220620716486627

Mở rộng và đưa tay trái hướng lên trần nhà. Cảm nhận xương vai đang được uốn cong. Thắt chặt đùi và ép gót chân xuống sàn.

Giữa cơ thể ở một đường thẳng. Mắt nhìn theo tay trái.

Duy trì tư thế tối đa 30 giây. Thở ra khi quay trở lại tư thế tấm ván và chó úp mặt. Lặp lại với bên kia.

Tư thế chiến binh I (Warrior I Pose)

Tư thế yoga này có thể tăng cường sức mạnh và kéo giãn chân, cơ thắt lưng và cơ lưng. Thực hiện tư thế chiến binh I còn hỗ trợ hình thành khung xương chắc khỏe, giữ cho thân trên thẳng và cân bằng. Dưới đây là cách thực hiện:

Bắt đầu ở vị trí đứng thẳng giống như tư thế ngọn núi (Tadasana). Khi thở ra, đưa chân trái ra sau khoảng 1-1,5 m tùy thuộc vào chiều dài của chân và độ mở của hông.

Xoay chân trái khoảng 45 độ, bàn chân ép xuống sàn. Giữ gót chân trái với gót chân phải thẳng hàng.

Gập gối phải sao cho thẳng với mắt cá chân.

Khi hít vào, giơ hai tay lên. Giữ cho lòng bàn tay cách nhau xa nhau hoặc chạm vào nhau. Mắt hướng về tay.

Thả lỏng vai, tránh để vai chạm tai hoặc hạ thấp hướng về xương sườn.

Duy trì tư thế trong 5-10 nhịp thở. Lặp lại với bên kia.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link