Cha mẹ cứ ngỡ việc làm này là tốt, nhưng thực ra lại đang hại con

( PHUNUTODAY ) - Cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Họ mong con sẽ bước đi trên con đường trải sẵn hoa hồng. Nhưng cha mẹ à, chúng ta chẳng thể ở cùng và lo cho con cả đời được đâu. Nên hãy để cho con mạnh mẽ tự mình giải quyết mọi việc.

Chiều con một cách vô lý

Con chưa kịp muốn bố mẹ đã vội vàng đáp ứng hoặc gợi ý mọi yêu cầu của con là căn bệnh của nhiều bà mẹ hiện nay. Sợ con “không thế này”, sợ con “không thế kia”… lúc còn bé, trong sinh hoạt thì đáp ứng đòi hỏi đồ chơi, thói ích kỷ, Nhiều mẹ sẵn sàng cho con vừa ăn vừa xem hoạt hình, cốt sao con ăn hết bát cơm. Sợ con lăn quay ra khóc ăn vạ sẽ xấu mặt ở chỗ đông người mà không thiếu bà mẹ phải bấm bụng rước về nhưng khoản bội chi khi cùng con đi siêu thị.

Nghịch lý ngược đời ở chỗ bố mẹ "sợ" cả con mình, thế nhưng lại thiếu tôn trọng con khi mà lúc nào cũng coi con là “trẻ con ấy mà” và vừa bảo vệ vừa tiếp tay hoặc dung túng cho những hành vi sai trái, thiếu trách nhiệm. Đa số phụ huynh nhầm tưởng rằng chiều con một tý cho được việc mà không nhận thức được đó là sai lầm lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và việc hình thành nhân cách của trẻ.

moih_lorg

Con phải được trải nghiệm…

Trăn trở về “vô vàn nỗi sợ tâm lý” mà phụ huynh đang mắc phải và kéo theo nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc nuôi dạy con, chuyên gia tâm lý Lê Anh Hùng – Giám đốc Tổ chức “Obraha Trí tuệ tự nhiên” lý giải:

Luôn coi con cái là tài sản quý giá nhất và con luôn được đặt lên vị trí đầu tiên của những ưu tiên nhưng bố mẹ rất thiển cận khi không nhận ra rằng cuộc đời con là của con, con phải được trải nghiệm mới tích lũy được kinh nghiệm để mà khôn lớn, trưởng thành. Bao bọc con cái quá mức là làm mất nhu cầu tự thân của chúng. Phục vụ con vô điều kiện là tước đoạt của con những cơ hội để học hỏi, là làm hại quá trình phát triển tự nhiên và quy luật của bản thân con.

Anh Đức Anh (Nhà hát Múa rối Trung ương) chia sẻ: “Trước đây, mình cũng mắc bệnh bênh con chằm chặp. Hễ cô giáo có những nhận xét gì “bất lợi” cho con là mình bực tức, không kiểm điểm con mà luôn nghĩ là vì cô ác cảm với con nên thiếu công bằng…

2-0824

Nhưng hôm đến trường đón con sớm, tình cờ chứng kiến con hành xử với bạn rất thô bạo, một việc va chạm rất đơn giản mà con vừa đánh vừa mắng chửi bạn với lời lẽ rất cục cằn, thô lỗ mình mới giật mình nhận ra lâu nay mình đã dung túng và thỏa hiệp với những thói xấu của con như thế nào? Cách xử sự ôn hòa của chị phụ huynh mẹ đứa trẻ bị con mình bắt nạt khiến mình ngượng ngùng… Khi mình bỏ được thói bênh con vô lối và kiểu suy nghĩ con ai người đó dạy thì con trai mình tiến bộ hơn. Cháu đã hiểu ra rằng phải biết tôn trọng người khác”.

Hãy cho con tự lập như trẻ em ở Nhật

Trẻ em Nhật được dạy phải tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình bởi vì các em phải thay đồ rất nhiều lần khi ở trường: khi mới đến lớp, trẻ phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà; nếu có giờ học thể dục, trẻ cũng phải thay đồ và giày. Tất cả những việc đấy các em đều phải tự làm.

Sau giờ học, trẻ em Nhật phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình. Lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp… những công việc như vậy được các em chia đều và cùng nhau làm, vừa giúp được lẫn nhau.

Do ở Nhật, thời gian học thường kéo dài từ sáng tới chiều, các em thường được mẹ chuẩn bị bữa ănmang theo và tự ăn trong những giờ nghỉ trưa. Việc một đứa trẻ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình là điều hết sức bình thường ở Nhật. Thậm chí, có nhiều bạn nhỏ ở Nhật tuy mới là học sinh tiểu học nhưng đã có thể nấu ăn và tự nấu cho bản thân.

Ngoài những tiết học trên lớp, các em sẽ được tham gia vào các lớp học ngoại khóa. Có rất nhiều khóa học và những câu lạc bộ dạy nữ công gia chánh, thêu thùa may vá hay nấu những món ăn đơn giản hoặc những câu lạc bộ thể thao như bắn cung, tập võ…

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn