7 quy tắc để tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình bạn

( PHUNUTODAY ) - Tiền bạc vô cùng quan trọng trong cuộc sống gia đình, nhưng đừng để nó chi phối hạnh phúc của gia đình bạn!

1. Lập ngân quỹ chi tiêu chung

Với cuộc sống sau hôn nhân,  thiếu thốn về tiền bạc rất dễ xảy ra, khi cuộc sống trở nên bế tắc, gia đình dễ bị đảo lộn, con người thường thay đổi cảm xúc thất thường. Đó là một trong những nguyên nhân khiến hạnh phúc tan rã.

quan ly tien f88

Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể sẽ giúp chi tiêu gia đình hợp lý hơn  

Ngay từ đầu, bạn nên lập ngân quỹ chi tiêu chung, có thể là gửi tiền tiết kiệm, bỏ ống heo… để dành dụm, tiết kiệm ngân sách cho gia đình. Nếu có túng thiếu hay bế tắc, hãy xem đó như là một cách giải quyết hữu hiệu nhất để vượt qua những khó khăn. Đừng nên để vấn đề tiền bạc trong hôn nhân gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình bạn.

2. Công khai các vấn đề tiền bạc cá nhân trước khi kết hôn

Đó có thể là số tiền bạn tiết kiệm được, số tiền được bố mẹ cho hoặc số tiền bạn còn phải trả do vay mượn, số tiền bạn phải chu cấp cho gia đình hàng tháng hay mục tiêu, nguyện vọng tài chính bạn mong muốn trong tương lai… tất cả đều phải công khai, rõ ràng để tạo nên sự tin tưởng, thông cảm lẫn nhau giữa hai vợ chồng ngay từ đầu, đây cũng chính là nền tảng cơ bản để vấn đề tiền bạc không chi phối hạnh phúc gia đình của bạn đấy.

3. Quy tiền bạc về một mối

Come-fruire-delle-agevolazioni-Irpef-per-lavori-i-casa-370x230

Chuẩn bị tài chính cho cuộc sống gia đình là trách nhiệm của  cả 2 vợ chồng 

Cuộc sống gia đình bên cạnh những chi tiêu cá nhân của từng người còn rất nhiều các khoản chi khác đòi hỏi cả hai vợ chồng cùng chung tay chung sức lo lắng, đặc biệt trong việc mua sắm các tải sản lớn, nuôi dạy con cái,… Do đó nếu khi cưới nhau rồi mà các cặp vợ chồng vẫn tiền chồng chồng giữ, tiền vợ vợ giữ thì sẽ không tránh khỏi những xung đột xảy ra khi cần chi tiêu cho những việc chung. Đó là chưa kể đến thái độ hạch sách, kể công rằng chồng làm nhiều tiền hơn hay vợ làm ra nhiều tiền hơn.

Chính vì vậy, tốt nhất, ngay khi cưới, tiền bạc trong gia đình phải "quy về một mối" để cùng nhau lo toán, gánh vác, chia sẻ ghánh nặng tài chính của gia đình. Khi đó bạn sẽ hạch toán ra được tổng thu nhập của cả gia đình là bao nhiêu, cần tiết kiệm bao nhiêu, chi tiêu bao nhiêu,…. Có như thế tình hình kinh tế gia đình bạn mới có thể vượt qua những khó khăn, vững bền và hưng thịnh lên mỗi ngày được, "ba cây chụm lại nên hòn núi cao" mà.

4. Có kế hoạch, quy định tài chính cụ thể

Hãy lên những kế hoạch và những quy định về cách quản lý tiền riêng phù hợp với đời sống, cá tính cũng như hoàn cảnh công việc của cả hai vợ chồng. Ví dụ như:

- Tiền chi tiêu chính trong nhà sẽ do ai nắm giữ và chi tiêu.

- Các mục tiêu tài chính hai bạn cần phấn đấu và hướng tới là trong bao lâu.

- Trước khi quyết định những vấn đề lớn liên quan tới tiền nong phải có sự đồng ý của cả hai.

- Số tiền dùng trong việc đối nội, đối ngoại.

- Trao đổi về những mục tiêu cũng như lập kế hoạch dài hạn về tiền bạc cùng nhau...

5. Một người không bao giờ kiểm soát mọi thứ

chuan-bi-ly-hon-chong

Đừng để một người duy nhất kiểm soát mọi tài chính trong gia đình  

Là người một nhà, việc phân chia trách nhiệm là hoàn toàn tự nhiên, tức người này làm việc này, người kia làm việc kia hoặc luân phiên nhau. Trong rất nhiều vấn đề khác, công thức này rất hiệu quả. Nhưng những quyết định lớn về tài chính cần phải được cả hai cùng nhau đưa ra. Nếu quyền kiểm soát quá lớn thuộc về một trong hai người, điều đó sẽ hủy hoại cuộc sống hôn nhân.

6. Hiểu nhu cầu của nhau

Đã là vợ chồng, việc hiểu nhau là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mỗi gia đình bởi có hiểu thì mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách êm đẹp. Ví dụ như trong cuộc sống hàng ngày có nhiều thứ cần phải chi tiêu như tiền ăn, tiền xăng, tiền sửa xe, tiền điện thoại, tiền giao lưu bạn bè… Trong trường hợp này, người vợ/ chồng nên hiểu cho đối phương. Vì vậy, ngoài việc bỏ tiền vào quỹ chung của gia đình, thì mỗi người nên có một ít tiền riêng để phục vụ cho việc chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân.

7. Luôn có những khoản tiền riêng

images (6)

 Dù là vợ chồng, nhưng bên cạnh các khoản chi tiêu chung, nen có dự trù riêng khi cần thiết 

Ngoài việc cho phần lớn số tiền kiếm được vào ngân quỹ chung, bạn luôn luôn phải có một ít tiền riêng  đủ để bạn có thể chi tiêu hàng ngày phục vụ cho công việc và nhu cầu thiết yếu của cá nhân như tiền xăng xe, điện thoại, ăn sáng, giao lưu bạn bè,…. Có như thế bạn mới cảm thấy thoải mái, chứ không phải cần chi tiêu bất cứ việc gì cũng phải ngửa tay xin tiền người quản lý tiền bạc của gia đình (vợ hoặc chồng). Không những thế, những khoản tiền riêng ấy, bạn có thể sử dụng để tiết kiệm mua tặng đối phương một món quà nho nhỏ vào những ngày kỷ niệm hay mua cho gia đình một vật dụng nào đó cần thiết, nó sẽ góp phần hâm nóng tình cảm của vợ chồng bạn.

Theo:  khoevadep.com.vn