9 điều KIÊNG CỮ bà đẻ nào cũng phải KHẮC CỐT GHI TÂM

( PHUNUTODAY ) - Sau sinh cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều điều thay đổi, các mẹ phải nhớ rõ những điều kiêng cữ này để không bị ảnh hưởng sức khỏe sau này nhé!

Không ăn thức ăn cũ/ lạnh

Cơ thể người mẹ mới sinh còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm… Mẹ cũng nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Tránh những thức ăn gây dị ứng, không ăn đá lạnh. Những đồ ăn này có thể làm mẹ bị tiêu chảy hoặc đầy hơi. Mẹ nên ăn mướp, thịt đỏ các loại, cá nước ngọt, rau xanh, trái cây... Không cần kiêng cữ sau sinh quá vì nhiều người bị hậu sản hầu như là do việc ăn kiêng/ăn sai cách hay sinh hoạt kiêng khem quá đà không ra ngoài trời, dẫn đến thiếu vitamin và dễ nhiễm bệnh.

Phòng sản phụ sau sinh nên thoáng mát

Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng thơm tho. Như vậy, cơ thể bạn không có mùi gái đẻ. Và rượu gừng cũng làm ấm cơ thể, tẩy mùi cho bà đẻ rất hiệu quả. Khi tắm cũng pha rượu gừng vào nước tắm và tắm nhanh. Nếu bạn sinh vào mùa hè thì cũng tắm luôn hàng ngày, không phải kiêng cữ.

Nằm quá nhiều

cachkiengcusaumo.phunutoday2
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 

Sau khi sinh mổ, các bác sĩ chỉ định sản phụ nên nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh đi lại vận động nhiều sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và sức khỏe. Điều này là hoàn toàn đúng, nhưng cũng không vì thế mà người mẹ luôn nằm bất động một chỗ. Thỉnh thoảng mẹ nên xoay người, hoặc nên nhờ người thân đỡ ngồi dậy. Nếu nằm quá lâu, bất động ở một chỗ sẽ khiến nước ối dễ bị tích tụ ở tử cung, khí huyết bị ứ trệ, dễ bị dính ruột rất nguy hiểm cho sức khỏe. 

Nếu không thể đi lại nên thỉnh thoảng vận động nhẹ nhàng tay chân, như dùng tay xoa lòng bàn tay, nhờ người thân massage chân, cổ, đầu sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.

Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ

Đặc biệt là khu vực bụng, nơi có vết thương chưa làmh cùng với âm đạo cần được thường xuyên giữ vệ sinh, không được bôi thuốc gì lạ lên vết thương mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Không được cởi bỏ hết băng bó ở vết mổ cũng như không được băng quá chặt vết mổ. Sau khi phẫu thuật chừng 3-4 tuần thì được tắm rửa, gội đầu. Nếu âm đạo bị chảy máu thành dòng hay đột nhiên chảy máu thì cần kịp thời đưa sản phụ tới bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc

cachkiengcusaumo.phunutoday1
  Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Sau sinh mổ, hệ tiêu hóa của người mẹ rất kém, vì thế nên kiêng ăn những thực phẩm có tính hàn trong vòng 40 ngày. Các thực phẩm như: bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê... để tránh làm hại đường tiêu hóa và răng.

Vì sau khi sinh mổ, ruột và dạ dày của người mẹ hoạt động kém hiệu quả nên cần tránh các thực phẩm có thể làm đầy hơi khó chịu như: tinh bột, đường, sữa đậu nành.

Kiêng lạnh

Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người quan niệm thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)...

Lưu ý vết mổ nếu trường hợp đẻ mổ

cachkiengcusaumo.phunutoday
 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nếu khi không hoạt động, vết mổ ở bụng bị trướng lên hay đau đớn, đây có thể là do bị viêm nhiễm vết mổ. Chú ý vết mổ có biểu hiện màu hồng, sưng trương, nếu đụng vào vết mổ thì đau, xung quanh bị tấy cứng, nên đến bệnh viện điều trị.
Không nên làm việc sớm

Nên tránh các hoạt động nặng, người mẹ sau mổ đẻ cần hết sức giữ gìn để khôi phục sức khỏe để vết thương chóng khỏi, không nên làm các việc lặt vặt trong gia đình sớm.

Đừng nhấc vật nặng

Khi nâng vật nặng, mẹ sẽ phải vận dụng cả cơ bụng, điều này có thể ảnh hưởng đến vết mổ lấy thai hoặc vết thương ở tử cung. Đặc biệt các mẹ sinh mổ phải rất thận trọng bởi vì dù bên ngoài vết thương có vẻ lành lặn nhưng bên trong thì tổn thương chưa lành. Nếu mẹ nâng nhấc vật nặng hay nhón người với đồ trên cao có thể gây tổn thương vết mổ tử cung.

 Kiêng “ chuyện ấy ”
cachkiengcusaumo.phunutoday3
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 

Chuyện kiêng quan hệ vợ chồng sau khi sinh em bé là việc cần thiết đối với người phụ nữ. Thông thường sau khi sinh con, tháng đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu.

Vì vậy nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng. Phụ nữ sau sinh ngày xưa phải kiêng tiếp xúc với chồng vì bị cho rằng sẽ đem lại những điều xui xẻo, nhất là đến công danh, sự nghiệp của chồng. Đặc biệt, bà đẻ còn phải kiêng “chuyện ấy” đến 3 tháng 10 ngày – hết thời gian ở cữ. 

Xem thêm:

1. 12 thực phẩm phòng ngừa thiếu máu, tránh SINH NON, SẢY THAI ở mẹ bầu

2. Bé đi ngoài có bọt biểu hiện bệnh gì, phải làm sao?

Theo:  khoevadep.com.vn copy link