Bảng chỉ số THAI NHI chi tiết theo từng tuần, MẸ BẦU nào cũng phải thuộc lòng

( PHUNUTODAY ) - Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần phải quan tâm đến các chỉ số thai nhi theo tuần để biết được quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Với bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo từng tuần, mẹ sẽ theo dấu sự phát triển của bé cưng thật dễ dàng.

Khi đọc một phim siêu âm hay bản kết quả siêu âm thai, mẹ sẽ nhìn thấy rất nhiều ký hiệu viết tắt của những chỉ số khác nhau. Những chỉ số thai nhi quen thuộc như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu hay cân nặng thai nhi đều quan trọng vì mỗi chỉ số đều phản ánh nhịp độ phát triển của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tìm hiểu các chỉ số như đường kính lưỡng đỉnh, chỉ số nước ối… để có được cái nhìn toàn diện về sự phát triển của thai nhi.

nhung-su-that-kinh-ngac-ve-thai-nhi-trong-bung-me
 

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Những kí hiệu phổ biến nhất trong siêu âm thai mà các bác sĩ thường thực hiện, mẹ bầu cần biết:

– GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.

– GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai.

– BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.

– FL (Femur length): Chiều dài xương đùi.

– EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán.

– CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

– HC (Head circumference): Chu vi đầu.

– AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng.

– EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng thai nhi.

Chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 1 – 20

Bảng chỉ số thai nhi theo tuần

Dưới đây là bảng chi tiết các chỉ số thai nhi theo tuần để mẹ tiện theo dõi hành trình phát triển của bé cưng trong bụng.

Các chỉ số thai nhi từ tuần 1-20

a11
 

Ở giai đoạn đầu, từ tuần 1 đến tuần 4, phôi thai vẫn còn rất nhỏ và hầu hết các mẹ chưa phát hiện ra mình đã mang thai cho đến khi bị trễ kinh hoặc bắt đầu có triệu chứng ốm nghén. Ngay cả khi thử thai thành công, nếu túi thai chưa vào tử cung thì các thiết bị siêu âm cũng chưa thể nhìn thấy hình ảnh về thai nhi. Trong giai đoạn tuần 1-7 của thai kỳ, bác sĩ sẽ đo đường kính túi thai. Từ tuần 7 trở đi, mẹ mới có thể bắt đầu có thông tin về chiều dài đầu mông của thai.

Từ tuần thứ 7 đến 20, thai tiếp tục trải qua những bước phát triển mới và từ tuần thứ 13 trở đi, các chỉ số của thai nhi đã có thể được đo đầy đủ thông qua siêu âm.

Các chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 21-40

a12
 

Tuần 21 trở đi, thai nhi phát triển với tốc độ ngoạn mục, đạt được chiều dài, cân nặng và sự trưởng thành của các cơ quan trong cơ thể đủ để sẵn sàng chào đời. Mẹ sẽ thấy các chỉ số thai nhi hàng tuần thay đổi một cách ấn tượng trong mỗi lần siêu âm hay khám thai.

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm và thông báo cho mẹ về kết quả siêu âm. Những chỉ số về đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn đã được thống kê. Sự sai lệch này có thể xảy ra do thiết bị siêu âm, do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hoặc do đặc điểm riêng của thai nhi.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link