Bé gái dậy thì sớm do béo phì

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday)- Xu hướng bé gái dậy thì sớm đang ngày càng phổ biến. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa dậy thì sớm với béo phì.

Thước đo tuổi dậy thì hầu như không thay đổi kể từ khi Marshall và Tanner công bố nghiên cứu về tuổi dậy thì năm 1970. Đây có vẻ là một điều đáng ngạc nhiên khi dậy thì vốn được coi là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển thể chất của con người.

Con gái thường phát triển sớm hơn con trai. Các bé gái dậy thì trong khoảng độ tuổi trung bình từ 8 đến 12. Thông thường, các bé phải mất gần 3 năm để ổn định quá trình dậy thì, nhưng cũng có người chỉ mất 2 năm, có người lại cần tới 6 năm mới ổn định được quá trình này.


Độ tuổi dậy thì của trẻ em ngày càng sớm.

Các dấu hiệu dậy thì

Với bé gái, có hai dấu hiệu phát triển chính trong “các giai đoạn Tannner” (thuật ngữ được dùng sau khi bác sĩ nhi khoa Tanner của Anh lần đầu tiên nghiên cứu về dậy thì), đó là phát triển vú và phát triển lông mu.

Các dấu hiệu khác như sự tăng vọt về chiều cao, cân nặng, và chu kỳ kinh nguyệt có thể cũng quan trọng nhưng không phải là thước đo cốt yếu khi nói đến kiểm soát lứa tuổi dậy thì.

Bé gái ngày càng dậy thì sớm

Nước Mỹ vừa công bố kết quả một nghiên cứu được tiến hành trên 1.200 bé gái. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào sự phát triển của các mô vú, chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó độ tuổi trung bình của chu kỳ kinh nguyệt vẫn khá ổn định và không có sự thay đổi đáng kể trong tuổi dậy thì so với trước đây.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Tiến sĩ Marcia Herman-Giddens chỉ ra rằng trong năm 1860, tuổi dậy thì trung bình ở nữ là từ 16,6 tuổi. Đến năm 1920, con số đó là 14,6, năm 1950 là 13,1; năm 1980 con số đó giảm xuống còn 12,5 và trong năm 2010, tuổi dậy thì trung bình ở bé gái chỉ còn 10,5.

Nghiên cứu cũng ghi nhận sự khác biệt lớn ở các dân tộc thiểu số. Trung bình, những cô gái người Mỹ gốc Phi bắt đầu phát triển phần ngực từ khi 8 tuổi 10 tháng, con số này ở những em gái da trắng và ở châu Á là 9 tuổi 8 tháng, trong khi độ tuổi phát triển ở các bé gái Tây Ban Nha là từ 9 năm 4 tháng tuổi.

Những khác biệt đó là minh chứng quan trọng cho thấy chúng ta biết rất ít thông tin về các xu hướng trên toàn thế giới.

Nguyên nhân dậy thì sớm

Nghiên cứu liên tục chỉ ra mối liên hệ giữa tuổi dậy thì và chỉ số BMI (Body Mass Index, được sử dụng để đo độ thừa cân hoặc béo phì của mỗi người).

Các yếu tố ảnh hưởng khác có thể có liên quan đến môi trường phát triển của trẻ. Đó là sự căng thẳng, khí hậu, chu kỳ ánh sáng và những tiếp xúc với chất hóa học. Tất cả đều có mối liên kết nhất định dù chưa nghiên cứu nào đưa ra chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng tới tuổi dậy thì ở bé gái.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn