Bệnh mùa thu gồm những bệnh nào

( PHUNUTODAY ) - Chẳng mấy chốc mà mùa thu lại đến, mà các bạn có biết vào mùa thu thường gặp các loại bệnh nào hay không?

Bệnh mùa thu gồm những bệnh nào

Các bệnh thường gặp và mùa thu là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ra sao, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Bệnh mùa thu gồm những bệnh nào

+ Đau họng

Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, vì vậy bạn rất dễ bị cảm lạnh và đau họng. Hơn nữa, vào mùa thu, sự thay đổi nhiệt độ, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô kết hợp với gió mạnh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh.

Các triệu chứng khi bị đau họng có thể bao gồm:

Sưng họng, ớn lạnh

Sốt

Đau đầu

Buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn.

Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch…

Để đề phòng bệnh phát triển, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

+ Hen suyễn dị ứng

Giống như mùa xuân, mùa thu là thời điểm mà co người dễ bị dị ứng hơn hẳn mùa hè và mùa đông. Với nguy cơ mắc bệnh dị ứng cao, bạn cũng có thể dễ mắc bệnh hen suyễn dị ứng trong mùa này.

Triệu chứng thường gặp nhất của hen suyễn dị ứng thường là khó thở.

Nếu bạn là người dễ bị dị ứng với phấn hoa thì hãy lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoa và cây cỏ – nguồn dị ứng phổ biến. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt.

8.nhung-benh-hay-gap-vao-mua-thu-phunutoday.vn

 

Nếu bạn thường bị dị ứng với nấm mốc, bụi bặm hay chất gây dị ứng trong nhà thì bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp để hạn chế nấm mốc và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển.

Dùng thuốc ngừa dị ứng cũng là cách để phòng bệnh, tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

+  Loét dạ dày, tá tràng

Loét dạ dày, tá tràng là bệnh mà bạn có thể gặp tại bất kì thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào mùa thu, khi hệ miễn dịch của bạn giảm thì cơ thể bạn cũng khó chống tác ảnh hưởng của các vi khuẩn gây bệnh, do đó, hệ tiêu hóa của bạn càng bị ảnh hưởng nặng nề, nguy cơ loét dạ dày tá tràng càng tăng.

Nguyên nhân gây bệnh cơ bản như:

Hút thuốc lá

Uống nhiều rượu

Căng thẳng

Thói quen ăn uống nghèo dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, di truyền hoặc nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori.

Các triệu chứng phổ biến nhất khi bị loét dạ dày tá tràng:

Mất cảm giác ngon miệng, đau bụngvà nôn mửa.

Đặc biệt, các cơn đau do loét dạ dày thường xuất hiện ngay sau bữa ăn trong khi đau loét tá tràng xuất hiện sau khi ăn vài tiếng.

Dù cho có bị đau lúc nào đi nữa thì bạn vẫn nên đi gặp bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân tại sao.

+ Suy tim

Vào mùa thu, những người có vấn đề về tim mạch sẽ càn tăng nguy cơ bị bệnh tim. Đó là bởi vì, khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể phải đấu tranh để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, từ đó có thể làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch, ví dụ như suy tim.

Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên chú ý:

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, hoa quả và cá

Hạn chế chất béo có hại, không hút thuốc

Chăm chỉ thể dục để điều hòa hệ tim mạch.

Nếu bạn có vấn đề về tim mạch hay huyết áp bạn cần chú ý theo dõi và điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn chặn các cơn phát bệnh, không nên để đến khi bị bệnh trầm trọng mới điều trị.

+ Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu.

Nguyên nhân gây bệnh:

Vào thời điểm này, thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… nên khiến cho hệ thống miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu đi nhiều, cơ thể mất khả năng phòng bệnh nên dễ bị virus gây bệnh tấn công.

Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Biểu hiện của bệnh:

Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt.

Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.

Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

Cách chữa trị:

Để chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả nhất phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu không may bị bệnh tốt nhất bạn nên đi khám.

Để phòng bệnh, bạn cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo vệ mắt và tránh tiếp xúc với người bị bệnh

Bệnh mùa thu gồm những bệnh nào

Không chỉ có người lớn mới bị bệnh, vào mùa thu cũng là thời điểm trẻ bị nhiễm bệnh, một số bệnh trẻ nhỏ thường gặp vào mùa thu:

+ Bệnh đường hô hấp ở trẻ

Các triệu chứng khi bị viêm họng, viêm phế quản có thể bao gồm:

Sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và hay thỉnh thoảng bị nôn.

Họng tấy đỏ và amiđan sưng, đôi khi có hạch… Cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra họng, chẩn đoán loại bệnh.

Các triệu chứng của cảm cúm có thể bao gồm:

Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, sưng họng, mệt mỏi, đau cơ…

Trong trường hợp này, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Sốt phát ban:

Sốt phát ban ở bé thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào.

Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, khi bé hít thở chung nguồn khí với người bệnh.

Triệu chứng của bệnh là trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi. Đây là bệnh lây nhiễm do virus nên chỉ có thể điều trị các triệu chứng.

+ Đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu.

Bệnh thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt…

Trẻ bị đau mắt đỏ cần được đi khám kịp thời để điều trị theo đúng nguyên nhân gây bệnh và tránh các biến chứng.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé, chúc các bạn

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn