Biểu đồ tăng cân chi tiết ở trẻ từ 6 - 12 tháng

( PHUNUTODAY ) - Trong độ tuổi trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, trẻ nhỏ phát triển như thế nào? Và sự tăng trưởng cân nặng như thế nào ở trẻ nhỏ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây.

Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng:

+ Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.

+ Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.

+ Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”.

Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều kalo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.

+ Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần.

Ngoài những lý do khác khiến bé kém bú là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…

Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng của trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng tuổi:

12.bieu-do-tang-truong-cho-tre-tu-6-12-thang-tuoi-1-phunutoday.vn

 

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

1.Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 6-8 tháng tuổi

+ Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ hoặc sữa công thức

+ Bữa sáng: sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, mẹ có thể cho bé ăn thêm ngũ cốc hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, chỉ nên từ 1-2 muỗng nhỏ thôi nhé!

+ Bữa trưa: Tiếp tục cho bé uống sữa trước, và bổ sung thêm 1-2 muỗng bột ngũ cốc hoặc 2-4 muỗng canh rau củ hoặc nước ép các loại.

+ Bữa tối: sữa mẹ và/hoặc sữa công thức và 1-2 muỗng nước ép trái cây hoặc canh rau củ quả.

Nhiều bé ở giai đoạn này chưa thực sự sẵn sàng cho 3 bữa/ ngày cho đến khi bé được 9-10 tháng. Tuy nhiên cũng có bé có thể bắt kịp nhịp ăn uống này khi 7-8 tháng. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu một cách chậm rãi và chuẩn bị một cái muỗng làm chuẩn để đo lường thức ăn cho bé. Những lần đầu làm quen với thức ăn, có thể bé chỉ ăn được ½ muỗng và khi bé đã dần quen với thức ăn mới, mẹ sẽ tăng lượng lên dần dần.

2.Dinh dưỡng cho bé từ 8-12 tháng tuổi

+ Sáng sớm vừa thức dậy: sữa mẹ và/hoặc sữa công thức

+ Bữa sáng: Vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm những thực phẩm sau:

– Bột ngũ cốc trẻ em: 1-2 muỗng canh

Nước trái cây hay củ quả: 4-6 muỗng canh

– Chế phẩm từ sữa như sữa chua chẳng hạn: 2 muỗng canh

+ Bữa trưa: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trước. Sau đó, mẹ có thể kết hợp với:

– Bột ngũ cốc trẻ em hay một số loại ngũ cốc khác như nui, cơm…: 2-4 muỗng canh

– Thịt hay chế phẩm đạm thịt thay thế: 2-4 muỗng canh

Nước trái cây hay rau củ: 4-6 muỗng canh mỗi loại và có thể hòa chung với ngũ cốc bé ăn. Ví dụ: cơm trộn với đậu và dùng kèm với nước sốt lê

– Chế phẩm từ sữa : sữa chua hay phô mai

Theo:  khoevadep.com.vn