8 xét nghiệm cần làm để phòng bệnh nan y

( PHUNUTODAY ) - "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là câu nói của người xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật, nâng cao chất lượng sống thì 8 xét nghiệm dưới đây cũng rất quan trọng.

Những xét nghiệm quan trọng cần làm để phát hiện bệnh tật

20161224_121040_293291_AskOz-BloodTest-MEDIA.max-600x600

1. Phép thử Vitamin D

Phép thử Vitamin D Thử Vitamin D (25-Hydroxy Vitamin D Test) là xét nghiệm nhằm kiểm tra mức thiếu hụt Vitamin D của cơ thể nhằm ngăn ngừa bệnh loãng xương. Cụ thể, biết được mức độ thừa/thiếu 25-Hydroxy trong máu. Những người nên đi xét nghiệm là nhóm người sống ở vùng ít ánh nắng mặt trời, ít ra ngoài trời, phụ nữ trên 40 tuổi. Tần suất nửa năm đi kiểm tra 1 lần. Nếu Vitamin D trong máu quá thấp thì cần phải bổ sung bằng ăn uống, tắm nắng hay thuốc bổ.

2Nội soi đại tràng

Đây là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần đại tràng (ruột già) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kính khoảng 1 cm, đưa vào qua hậu môn. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong ruột. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp. Trước 40 tuổi, bạn nên thực hiện nội soi đại tràng ít nhất 1 lần/năm. Nếu gia đình có người mắc bệnh thì bạn nên thực hiện xét nghiệm này trước tuổi 35. Nội soi đại tràng là một thủ thuật tương đối an toàn, ít tai biến. Do đại tràng dài và gập góc hoặc xoắn, nên khi soi bệnh nhân cảm thấy đau.

3. Thử mức độ lọc cầu thận

Chức năng của thận có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh tật hay trạng thái cơ thể nhất định hoặc tác dụng của một số loại thuốc. Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chuẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không. Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh thận, loại bệnh đang có chiều hướng gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Những người nên đi làm phép xét nghiệm này là nhóm có rủi ro mắc bệnh thận cao như có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, mắc các bệnh phải dùng các loại thuốc kháng viêm, tần suất cứ 5 năm đi thử một lần. Ở thể nhẹ có thể gây suy giảm tình dục, nên tư vấn bác sĩ dùng thuốc và thay đổi lối sống khoa học sẽ giảm bệnh.

4Xét nghiệm HPV (Human Papilloma Virus)

Được biết, ít nhất một nửa số người có quan hệ tình dục sẽ mắc phải HPV ở một số thời điểm trong đời. Song nhiều người sẽ không biết đến sự tồn tại của chúng và cũng không có triệu chứng gì.Bởi thế, mọi phụ nữ trên 21 tuổi (đặc biệt là những người có nguy cơ) nên thực hiện xét nghiệm này.Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, bạn nên thực hiện lại xét nghiệm 3 năm/lần cho đến khi bạn 40 tuổi và mỗi năm 1 lần khi đã bước qua tuổi 40.

5. Kiểm tra nguy cơ tăng nhãn áp (CGS)

Bằng kỹ thuật này bác sĩ sẽ biết được áp lực bên trong mắt và phát hiện nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp (bệnh glôcom). Theo khuyến cáo của bác sĩ thì những người ngoài 40 tuổi, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh về thị lực, người bị bệnh cận, tiểu đường thì nên đi khám sớm, tần suất cứ 1-3 năm khám một lần. Nếu cần can thiệp bác sĩ sẽ cho giải pháp cụ thể, nhẹ thì nhỏ thuốc, nặng có thể phải phẫu thuật để ngừa nguy cơ phá huỷ dây thần kinh quang dẫn đến mù vĩnh viễn.

6. Xét nghiệm hormone Prolactinomas

Prolactinomas là loại khối u phổ biến nhất của tuyến yên và thường là lành tính. Khối u thường phát triển ở phụ nữ nhưng cũng được tìm thấy ở nam giới.Nồng độ cao của hormone Prolactinomas trong máu có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy, điển hình như mắc bệnh gan, tuyến giáp hay thậm chí là vô sinh. Mọi người nên thực hiện xét nghiệm này hàng năm trước khi bước sang tuổi 40.

7. Xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (C – reactive protein [CRP]). CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, bình thường không thấy protein này trong máu. CRP điển hình sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm, điều này cho phép xác định tình trạng viêm sớm hơn nhiều so với khi sử dụng tốc độ máu lắng. Giá trị của CPR không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ globulin máu và hematocrit nên có giá trị khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu.

8. Thử ADN bằng phương pháp Pap Test

Đây là một xét nghiệm có hiệu quả phát hiện sớm tiền ung thư cổ tử cung cao hơn nhiều so với xét nghiệm thông thường. Phương pháp thử Pap Smear (kính phết) phát hiện nhanh những tế bào bất thường nhưng thử ADN bằng Pap Test có thể phát hiện nhanh virus Papilloma (HPV) trước khi nó gây ung thư và đây là phương pháp rất cần cho cho nhóm phụ nữ trẻ. Những phụ nữ đã tiêm phòng HPV cũng có thể áp dụng kỹ thuật trên vì nó chỉ có tác dụng với một số dòng virus nhất định. Bình thường cứ 3 năm đi khám một lần, nếu kết quả chưa chắc chắn thì có thể làm lại nhiều lần, hoặc khám thêm bằng kỹ thuật soi cổ tử cung và làm sinh thiết.

 

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn