Chỉ một ly nước đã khiến cửa hàng lớn đóng cửa, bạn học được điều gì?

( PHUNUTODAY ) - Một ly nước nhỏ những thể hiện cách người ta đối xử giữa người với người. Một ly nước nhỏ đổi lấy một cửa hàng, liệu có xứng đáng không?

Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây

Có một cửa hàng đồ ăn nhanh, nằm ở khu phố sầm uất, làm ăn buôn bán rất phát đạt. Một ngày, có một phụ nữ trẻ bế theo đứa con nhỏ đi vào trong tiệm, cô muốn mua một ít đồ uống cho con. Tuy nhiên, trong cửa hàng chỉ toàn nước ngọt, kem, các loại đồ uống lạnh… thật sự không thích hợp với đứa trẻ.

Cô nhìn quanh, cuối cùng phát hiện trong tiệm có một chiếc máy đun nước, bên trong có nước tinh khiết, có thể cho đứa trẻ uống một ít. Thế là, cô ngập ngừng đi tới hỏi nhân viên phục vụ: “Chào anh, anh có thể cho tôi xin một ly nước được không?”

Người phục vụ liếc nhìn một cái, thuận miệng nói: “Cầm ly đến đây”.

Người phụ nữ hơi ngạc nhiên một chút, nhanh chóng nói: “Thật xin lỗi, tôi không có ly ở đây”.

“Vậy thì không được”, nhân viên phục vụ trả lời rất nhanh.

Người phụ nữ khẩn khoản: “Vậy có thể cho tôi dùng ly của cửa tiệm được không? Tôi sẽ trả tiền, con tôi khát lắm rồi!”.

“Ly trong tiệm này không bán, chị hãy mua đồ uống đi”, trong câu nói của người phục vụ có vài phần không kiên nhẫn.

“Đứa trẻ không thể uống nước ngọt được, xin anh hãy cho tôi một ly nước”, giọng của người phụ nữ có chút run rẩy.

Lúc này, người phục vụ không để ý đến người phụ nữ đang nói chuyện với mình, mà quay đầu đi, tiếp đãi vị khách hàng khác…

“Cửa hàng này thật quá đáng, sau này tôi sẽ không đến nữa…”

Người phụ nữ sau khi về nhà, liền đem chuyện này kể với hàng xóm. Mọi người nghe xong, ai nấy đều cảm thấy tức giận.

“Cửa tiệm này thật quá đáng lắm rồi, sau này tôi sẽ không tới đó nữa!”.

“Đúng vậy, tôi chắc chắn cũng sẽ không trở lại đó!”… Nói rồi, mọi người ai trở về nhà nấy.

Hàng xóm của người phụ nữ này là một giáo viên trung học, trường học lại nằm cạnh quán ăn nhanh đó.

ly-nuoc

Ngày hôm sau đi làm, người giáo viên này đã đem câu chuyện của hàng xóm kể cho các đồng nghiệp nghe. Mọi người nghe xong, không khỏi bất mãn:

“Thật quá đáng, chỉ có một ly nước thôi mà cũng không nỡ…”

“Cửa hàng như vậy, tốt nhất là nên đóng cửa đi thôi!”

“Đúng vậy, đúng vậy…”

Trong lúc nói chuyện phiếm với đám học trò, các giáo viên đều nhắc tới câu chuyện này, cuối cùng dặn dò một câu: “Các em sau này tốt nhất là ít lui tới cửa hàng đó đi!”.

Đám học sinh sau khi về nhà, lại nhao nhao kể chuyện này cho gia đình, lại còn thêm một câu: “Thầy giáo con đã dặn rồi, sau này nên ít đi đến đó”.

Quán ăn này mỗi ngày vẫn mở cửa, nghênh đón thực khách đến từ các nơi…

Nhưng đột nhiên một ngày, ai cũng không hiểu vì sao, quán ăn bắt đầu trở nên vắng vẻ. Trước đây, quán ăn này ngày nào cũng chật ních người, nhất là những ngày cuối tuần, đám học sinh luôn đứng trước quầy xếp thành hàng dài.

Nhưng bây giờ, trong tiệm rất khó bắt gặp được cảnh tượng đó nữa, đám học sinh cũng ngày càng ít đi. Điều kỳ lạ là, những khách hàng khác cũng rất ít khi lui tới, thỉnh thoảng mới có người vào xem, cũng chỉ là mua mấy món đồ rồi rời đi, rất hiếm khi ngồi lại một chút ở trong quán. Chỗ ngồi trong tiệm, phần lớn đều trống không, nhìn toàn bộ nhà hàng, không khí lạnh lẽo, đìu hiu.

Để cải thiện tình hình buôn bán, cửa hàng này đã nhanh chóng đưa ra không ít những biện pháp, nào là đi ăn có thưởng, giảm giá, tặng quà… Nhưng những hành động này, chỉ có thể chiêu mời khách hàng được một thời gian ngắn, chẳng bao lâu, trong tiệm lại vắng vẻ như cũ.

Thời gian dần qua, có không ít nhà hàng khác cũng mọc lên ở khu phố sầm uất này, những quán ăn ở xung quanh, nào là tiệm sủi cảo, tiệm mì sợi, tiệm sữa đậu nành… Quán bán đồ ăn nhanh này càng ngày càng ảm đạm.

Cuối cùng, đến một ngày, quán ăn đành phải đóng cửa. Lúc nhân viên trong tiệm thu dọn đồ đạc rời đi, ai cũng không thể ngờ rằng, kết cục bất hạnh này, lại bắt nguồn từ một ly nước.

Một ly nước…

Vậy mà có thể làm cho một gia đình vốn làm ăn phát đạt, một cửa tiệm ở ngay mặt tiền thuận lợi nhất cuối cùng phải đóng cửa. Nói đến khó tin, nhưng ai có thể xem nhẹ một ly nước đầy sức mạnh này đây? Nhìn như hời hợt, nhưng lại làm thương tổn lòng người.

Không tích thiện, không tích tài, coi thường khách hàng, kết quả chỉ có một, nó giống như cầm hòn đá mà tự đập vỡ chén cơm của mình.

Lấy một ly nước, chỉ là một cử chỉ rất nhỏ thôi, lại có thể sưởi ấm lòng người. Vậy nên, chúng ta hãy cho đi nhiều hơn một chút thiện tâm cùng yêu mến, hạn chế một chút cay nghiệt cùng lạnh lùng, để cuộc sống của chúng ta càng ngày càng tốt đẹp.

ly-nuoc.01

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ gặp rất nhiều người có hoàn cảnh cuộc sống kém may mắn hay cần giúp đỡ. Họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?

Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.

Trong cuộc sống này, những gì ta cho đi bằng tình người mới thật sự đúng nghĩa là cho mà không phải là sự trao đổi hay mua bán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, nếu ta biết cho đi những giá trị vật chất để giúp đỡ hoặc chia sẻ khó khăn cho người khác thì đây chính là cách giúp ta có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc bởi trong ta không có sự toan tính. Khi cho đi mà chúng ta không kèm theo bất cứ một điều kiện hay sự mong cầu nào thì chính ngay khi ấy chúng ta đã nuôi dưỡng được lòng từ bi vô hạn. Khi ta cho mà không có sự tính toán thì sự cho ấy mới là cao thượng nên ta sẽ nhận được sự an lạc, hạnh phúc.

Có nhiều người thường coi thường chuyện nhỏ, lãnh cảm với những người cần giúp đỡ mà không biết được rằng, khi chúng ta từ chối giúp họ cũng chính là từ chối một cơ hội giúp chính  bản thân mình.

Theo:  khoevadep.com.vn