Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh Basedow

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hường nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh Basedow.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh Basedow

-  Basedow là bệnh lý hiện chưa rõ nguyên nhân sinh bệnh nên chưa có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh.

- Đối với những người đã bị Basedow, để tránh bệnh tái phát hay tiến triển nặng thêm cần thực hiện những biện pháp sau:

+    Tránh hoạt động thể lực nặng kéo dài.

+    Tránh căng thẳng thần kinh, stress.

+    Không hút thuốc, tránh hít phải khói thuốc lá.

+    Luôn đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

+    Không sờ nắn nhiều lên vùng cổ, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều iod.

+   Thai sản làm bệnh nặng thêm, do đó cần điều trị dứt điểm bệnh trước khi mang thai.

41.phong-ngua-benh-basedow-phunutoday.vn

+    Tuân thủ điều trị và tái khám thường xuyên theo hẹn của bác sĩ.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Basedow (Graves, Parry, bướu giáp độc lan tỏa)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh Graves:

Uống thuốc đúng theo liều lượng được chỉ định. Việc bỏ lỡ liều dùng sẽ khiến thuốc vô tác dụng;

Tập thể dục hằng ngày nếu bác sĩ cho phép;

Đi khám mắt ít nhất mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn nếu cần thiết;

Không hút thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Biến chứng bệnh Basedow

Do cơ chế bệnh sinh liên quan tự miễn bệnh có thể hồi phục tự phát hoặc do điều trị. Trong quá trình diễn biến bệnh thường gặp hai biến chứng như sau:

Bệnh cơ tim nhiễm độc giáp.

Thường biểu hiện dưới 2 dạng

Rối loạn nhịp tim. đa dạng với nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu, nhịp nhanh kịch phát trên thất...

Suy tim cường giáp.

Cần phân biệt 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn đầu suy tim tăng cung lượng (nhịp tim nhanh, huyết áp tăng, cơ tim tăng co bóp...) và (2) Giai đoạn sau là thể bệnh cơ tim (phù, khó thở, tim lớn, rối loạn nhịp, suy tim, huyết áp giảm, chức năng co bóp tim giảm...).

Cơn cường giáp cấp

Thường xảy ra ở bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị kém.

Khởi phát sau một sang chấn (phẫu thuật, nhiễm trùng hô hấp, chấn thương, tai biến tim mạch, sau sinh...).

Khi điều trị triệt để (phẫu thuật, xạ trị liệu) không được chuẩn bị tốt. Bệnh cảnh lâm sàng với các triệu chứng:

Sốt cao 40-41(, đổ mồ hôi, mất nước.

Nhịp tim rất nhanh, rối loạn nhịp, suy tim, choáng trụy mạch.

Run, kích thích, thương tổn cơ (rối loạn nuốt), mê sảng, hôn mê.

Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, vàng da.

Có thể gặp cơn bão giáp vô cảm (apathetic storm) với đặc trưng yếu cơ, vô tình cảm, rối loạn tâm thần. Chẩn đoán dựa vào các dữ kiện lâm sàng được gợi ý. Nên điều trị tích cực ngay, không nên chờ đợi kết quả xét nghiệm.

Lồi mắt ác tính.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn