Chữa nhiệt miệng cấp tốc trong 2 ngày mà không tốn 1 xu

( PHUNUTODAY ) - Nhiều mẹo chữa nhiệt miệng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết.

Nhiệt miệng là gì?

nhiet-mieng-1

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải tối thiểu một lần.

Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải tối thiểu một lần. Triệu chứng cơ bản của bệnh là xuất hiện mụn nước nhỏ và khi vỡ sẽ để lại vết lở nông với đường kính khoảng 2-10 mm. Vết lở này có đường viền màu đỏ xung quanh và đáy màu vàng nhạt, tuy không gây nguy hiểm nhưng rất đau khi ăn uống, cản trở sinh hoạt bình thường.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng?

Do thói quen ăn uống: Thường xuyên ăn nhiều đồ ăn cay nóng là nguyên nhân đầu tiên mà nhiều người biết đến chủ yếu gây nhiệt miệng. Cùng với đó, thói quen ăn uống khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin C, B6, B2…; các rối loạn nội tiết ở phụ nữ như thời kỳ kinh nguyệt, dị ứng thời tiết dễ gây nhiệt miệng.

Do chấn thương trong miệng: Đây là những va chạm gây chấn thương do đánh răng quá mạnh, cắn phải.

Do bị loét áp-tơ (tổn thương loét đau ở miệng): Nguyên nhân này thường là do chế độ làm việc ăn uống thiếu axit Folic, sắt…, tâm lý căng thẳng, môi trường sống (chủ yếu là nguồn nước) có nhiều độc chất kim loại nặng, nghề nghiệp độc hại…

Theo Đông y, nhiệt miệng là do nóng trong người, cơ thể nhiễm độc tố mà chưa được thải ra hết.

Bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng không khỏi nhưng bạn đừng quá lo lắng, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn vài cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất chỉ trong 2 ngày để có thể chấm dứt ngay tình trạng đau đớn, khó chịu này nhé!

Mẹo chữa nhiệt miệng

nhiet-mieng-2

Bạn có thể chữa nhiệt miệng bằng rau ngót.

Lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.
9. Vỏ dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn