Chuyện tình bí mật với chàng đầy tớ kém 44 tuổi của Nữ hoàng Victoria

( PHUNUTODAY ) - Cùng với đó, những lời đồn đoán về các câu chuyện tình – một góc rất riêng, rất đàn bà của Nữ hoàng Victoria cũng luôn được quan tâm, nhất là khi một chuyện tình bí mật đầy đắm say của vị Nữ hoàng này với chàng đầy tớ người Ấn Độ kém bà tới 44 tuổi được tiết lộ.

(Phunutoday) - Trên ngôi cao của quyền lực trong cung điện Buckingham, vị Nữ hoàng quyền lực nhất nước Anh với thời gian trị vì lâu nhất luôn khiến người khác phải bái mộ tài năng và trí tuệ của mình. Cùng với đó, những lời đồn đoán về các câu chuyện tình – một góc rất riêng, rất đàn bà của Nữ hoàng Victoria cũng luôn được quan tâm, nhất là khi một chuyện tình bí mật đầy đắm say của vị Nữ hoàng này với chàng đầy tớ người Ấn Độ kém bà tới 44 tuổi được tiết lộ.


1. Nữ hoàng Victoria của Anh quốc hay còn được biết đến với cái tên Alexandrina Victoria sinh ngày 24 tháng 5 năm 1819. Bà mất ngày 22 tháng 1 năm 1901. Victoria là con gái của Hoàng tử Edward Augustus, Công tước xứ Kent và Công chúa Victoria xứ Saxe Coburg Saalfeld. Bà là cháu gái của Vua George III và cháu gọi Vua William IV là chú. Sau này, trong thời gian trị vì của mình, bà đã sắp đặt hôn lễ cho 9 đứa con và 42 đứa cháu trong các cuộc hôn nhân với các hoàng tộc xuyên suốt châu lục, ràng buộc châu Âu với nhau. Cũng chính điều này đã tạo cho bà biệt hiệu "bà ngoại của châu Âu".

Alexandrina Victoria là Nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen từ ngày 20 tháng 7 năm 1837. Đến ngày 1 tháng 5 năm 1876, Victoria  trở thành Nữ vương Ấn Độ đầu tiên của chế độ Anh. Trong 82 năm của cuộc đời, Victoria đã đảm nhận vị trí cai trị với tư cách là Nữ hoàng của nước Anh trong suốt hơn 63 năm. Đây được xem là thời gian trị vì lâu nhất của các vị quân chủ nước Anh.

Thời gian bà trị vì còn được biết đến với tên gọi Thời đại Victoria, một thời kì của những tiến bộ công nghiệp, chính trị cũng như quân sự tại Vương quốc Anh. Dù Victoria lên ngai vàng, Vương quốc Anh đã đang trong chế độ quân chủ lập hiến hoàn chỉnh mà ở đó Vua hoặc Nữ hoàng nắm quyền lực hạn chế, chủ yếu thực thi các quyền lực với lời khuyên của Thủ tướng nhưng bà vẫn thể hiện là một nhân vật biểu tượng quan trọng trong suốt thời kì mình trị vị.
1
Nữ hoàng Victoria

Thời đại Victoria là thời đại đỉnh cao của Cách mạng Công nghiệp, một giai đoạn của những tiến bộ xã hội, kinh tế và công nghệ đạt được những bước tiến đáng kể tại Vương quốc Anh. Sự trị vì của Victoria được đánh dấu bởi sự bành trướng vĩ đại của Đế quốc Anh ra thế giới. Trong giai đoạn này, nước Anh đã đạt được vị trí quốc gia đỉnh cao, trở thành cường quốc hàng đầu của thời đại đó.

2. Mối tình của Victoria với Hoàng thân Albert được xem là một trong những mối tình đẹp nhất của lịch sử Hoàng gia Anh. Sau cái chết của Hoàng thân Albert vào ngày 14 tháng 12 năm 1861 vì bệnh thương hàn, Nữ hoàng bước vào một giai đoạn buồn khổ sâu sắc. Bà cương quyết mặc đồ đen cho đến khi qua đời.

Nữ hoàng Victoria cũng tránh hiện diện trước công chúng và ít khi bước ra khỏi Luân Đôn trong vài năm sau. Chính điều đó đã khiến cho công chúng gọi là bà là "Góa phụ của lâu đài Windsor”. Tuy nhiên, sau cái chết của Hoàng thân Albert, vị Nữ hoàng quyền lực của nước Anh cũng đã hơn một lần rung động với những người đàn ông khác. Và một trong số đó chính là cuộc tình bí mật đầy si mê với một người giúp việc Ấn Độ ít hơn bà 44 tuổi mà cho đến nay vẫn gây ra rất nhiều chấn động.

Chuyện là vào năm 1887, nước Anh tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm trị vì của Nữ hoàng Victoria. Bởi vậy các Hoàng tử và giới quý tộc của nhiều nước trên thế giới đã được mời đến tham dự lễ kỷ niệm này, trong đó có cả Hoàng tử của Ấn Độ. Do phong tục tập quán của Ấn Độ hoàn toàn khác với phong tục tại Vương Quốc Anh nên để đảm bảo không thất lễ với Hoàng tử Ấn Độ, cũng đồng thời thể hiện sự chu toàn hoàn hảo của Hoàng gia Anh, Nữ hoàng Victoria đã quyết định tuyển hai người Ấn Độ tới để phục vụ cho vị Hoàng tử này. Hai người này có tên là Mohammed Bucksch và người còn lại là Abdul Karim.

Theo cảm nhận của chính Nữ hoàng viết trong nhật kí của mình thì Mohammed Bucksch có làn da rất đen trong khi Karim trông trẻ trung, cao lớn và khỏe mạnh hơn. Sau này, trong cuốn nhật kí mới được công bố của mình, Karim cũng khẳng định mình đã tới Anh để trở thành “công chức” của nước này. Karim viết: "Năm 1887, tôi đã tới Anh và trở thành công chức của Nữ hoàng dưới sự đề nghị của Tiến sỹ Taylor". Khi đó, Karim mới 24 tuổi và đang làm Thư ký tại Nhà giam trung ương Ấn Độ.

3. Sau khi lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc, Abdul Karim đã được giữ lại cung để tiếp tục làm người hầu cho Nữ hoàng Victoria do người đầy tớ Scotland chăm sóc bà từ khi Hoàng thân Albert qua đời đã mất. Tuy nhiên, với một người đang làm Thư ký tại một cơ quan khá lớn tại Ấn Độ khi đó lại trở thành một người chuyên hầu hạ kẻ khác, Abdul Karim đã vô cùng thất vọng. Mặc dù vẫn cố gắng đảm nhiệm và thực hiện các công việc phục vụ Nữ hoàng Anh một cách tốt nhất song chính Nữ hoàng Victoria cũng nhận thấy mong muốn được trở về quê hương của Karim.

Sự phục vụ tận tình của Karim cộng với việc vô cùng cô độc trên ngôi vị Nữ hoàng nên sau hơn một năm được Karim phục vụ, Nữ hoàng Victoria đã bị cảm mến bởi người hầu Ấn Độ trẻ tuổi này. Có tới chín người con nhưng Nữ hoàng Anh lại không thể tâm sự những câu chuyện của mình với các con của mình. Không những vậy, đôi khi, mối quan hệ của bà với các con còn trở nên căng thẳng vì những câu chuyện chính trị và vấn đề cai trị quốc gia.

Chỉ có Karim là chỗ mà Nữ hoàng Victoria tin tưởng và có thể trút bầu tâm sự của mình. Khi được biết tin Karim tha thiết trở về Ấn Độ, đích thân Nữ hoàng Victoria đã viết một bức thư cho Karim.
e
Nữ hoàng Victoria

Trong bức thư, Nữ hoàng Victoria nói rằng nếu như bà phải xa Karim thì bà sẽ rất buồn. Bởi bà cảm thấy rất thích và tôn trọng Karim. Nữ hoàng cũng bày tỏ, nếu như Karim nhất quyết muốn rời xa bà mà trở về Ấn Độ thì bà cũng sẵn lòng giúp Karim có được một vị trí công việc tốt tại đất nước quê nhà và mong Karim sẽ quay lại Anh thăm mình.

Đồng thời, để giữ chân Karim, Nữ hoàng đã phong cho Karim chức “giáo viên của Nữ hoàng” và “người phục vụ Hoàng gia” với mức lương 12 bảng một tháng. Kể từ đó, Karim ở lại Anh quốc và luôn kề cận phục vụ bên Nữ hoàng từ những việc rất nhỏ. Món cà ri của Ấn Độ từ thời điểm này đã được đưa vào thực đơn của Hoàng gia Anh.

Không những vậy, Karim còn dạy Nữ hoàng tiếng Ấn. Hầu như, trong mọi hoạt động, Nữ hoàng Victoria luôn cho Karim theo sát bên mình. Thậm chí khi Nữ hoàng đi nước ngoài, Karim cũng đi theo. Nữ hoàng Victoria còn cho phép Karim đưa vợ tới Anh sinh sống và xây cho vợ chồng Karim một căn hộ trong cung điện riêng của mình. Nữ hoàng Victoria không hề giấu giếm tình cảm của mình dành cho Karim.

Vào ngày 3 tháng 11 năm 1888, Nữ hoàng đã nói với con gái mình rằng bà rất thích Karim. Bà thấy Karim là một người cực kỳ nhẹ nhàng và thấu hiểu người khác. Và với bà đó quả là niềm an ủi đích thực. Bà yêu chiều và gắn bó với Karim đến độ, mặc dù Karim luôn ở bên cạnh nhưng ngày nào Nữ hoàng cũng viết cho Karim một bức thư.

Dần dần, vượt lên cả quyền hạn và nghĩa vụ của một người hầu cận, Karim bắt đầu tư vấn cho Nữ hoàng làm thế nào để giải quyết tranh chấp giữa những tín đồ Hồi giáo và Ấn giáo. Karim hy vọng Nữ hoàng sẽ chuyển ý kiến của mình tới Thống đốc Ấn Độ. Bản thân Karim là người Hồi giáo vì thế ông thường đưa ra những ý kiến có lợi nhất cho người Hồi giáo.

4. Sự sủng ái đặc biệt của Nữ hoàng dành cho Abdul Karim đã vấp phải sự phản đối của nhiều người trong Hoàng gia Anh. Các thành viên của Hoàng tộc cho rằng, nữ hoàng Victoria quá chiều chuộng Karim đến nỗi Karim muốn gì được nấy. Sợ Karim can thiệp sâu hơn vào chính sách quốc gia, các thành viên Hoàng gia Anh và đại thần đã cáo buộc Karim là gián điệp, mục đích là để Nữ hoàng phản đối những tín đồ Ấn giáo. Tuy nhiên, điều này có vẻ không hề ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa Nữ hoàng với Karim. Đến năm 1887, toàn bộ Hoàng tộc Anh đã dọa từ chức nếu Nữ hoàng nhất quyết dẫn Karim theo trong kỳ nghỉ châu Âu hằng năm.

Song như mọi khi, Nữ hoàng Victoria vẫn đứng về phía Karim và Karim nghiễm nhiên xuất hiện trong kì nghỉ của Hoàng tộc tại châu Âu hằng năm. Sau sự kiện này, cả Hoàng tộc nhận ra rằng họ khó có thể gây tác động đến Nữ hoàng trong vấn đề về Karim và việc trục xuất Karim về nước khi Nữ hoàng còn sống là điều không thể.

Sự bất mãn của các quan đại thần lên đến đỉnh điểm khi vào năm 1889 khi Nữ hoàng và Karim đã ở lại qua đêm trong một căn phòng ở Scotland. Vẫn biết là không thể thay đổi cách nhìn của Nữ hoàng về Karim nhưng khi sự việc đến nước này, nhiều đại thần đã tìm cách để Nữ hoàng rời xa Karim.
r
Karim.

Và đương nhiên, vẫn như mọi lần, những cố gắng này là vô ích. Nữ hoàng cho rằng động cơ của một số thành viên Hoàng tộc này là phân biệt chủng tộc và đố kỵ. Nữ hoàng vẫn tiếp tục ưu ái Karim.

Đến năm 1895, Nữ hoàng đã trao “Huy chương đế quốc Ấn Độ” cho Karim, đồng thời còn cắt cho Karim một mảnh đất lớn ở Ấn Độ. Được biết, Karim còn đòi phong tước hầu nhưng bị Nữ hoàng từ chối.

5. Năm 1901, Nữ hoàng Victoria qua đời. Bởi, mối mâu thuẫn giữa Hoàng gia Anh với Karim đã quá lâu nên chỉ vài ngày sau khi tang lễ kết thúc, Vua Edward VII mới lên ngôi đã ra lệnh thiêu hủy những ghi chép có liên quan tới “vụ bê bối” này và quản chế Karim. Ngoài ra, nhà Vua cũng ban lệnh cho Karim phải nộp lại những bức thư mà Nữ hoàng đã gửi cho anh ta. Sau đó, Karim bị hạ lệnh phải trở về Ấn Độ. Để đảm bảo rằng mọi thư từ và các tín vật liên quan đến mối quan hệ giữa Karim và Nữ hoàng Victoria đã bị tiêu hủy hay tịch thu hết, mấy năm sau khi Karim về nước, Edward VII lại sai người tới Ấn Độ đôn đốc gia đình Karim thiêu hủy những đồ lưu niệm liên quan tới Nữ hoàng.

Năm 1990, Karim qua đời khi mới 46 tuổi, Vua Edward VII vẫn chưa bỏ cuộc và sai người tới cảnh cáo vợ Karim không được để bí mật này lộ ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ mới đây, người nhà Karim đã công bố cuốn nhật ký mang tên “Victoria and Abdul” mà trong đó chứa đầy những “chứng cứ” về một mối tình kì lạ của Nữ hoàng quyền lực Anh với người đầy tớ Ấn Độ kém bà 44 tuổi.

Lâm Linh
TAGS:
Theo: