Chuyện tình hoàng phi duy nhất “dám” ly hôn với hoàng đế

( PHUNUTODAY ) - Việc Hoàng phi Văn Tú đệ đơn ly hôn với Hoàng đế Phổ Nghi có thể nói là một sự kiện hy hữu trong lịch sử Trung Quốc

Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú (鄂爾德特文绣, 20/12/1909 – 17/9/1953), được biết đến với tên gọi Thục phi Văn Tú (淑妃文绣), là thứ phi của Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh cũng như chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc. Năm1931, bà nổi tiếng với danh hiệu "Hoàng phi cách mạng" vì trở thành phi tần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa chủ động ly hôn hoàng đế.

Đầu tháng 9 năm 1916, Văn Tú tròn tám tuổi, được mẹ gửi tới trường tiểu học Hoa Thị. Từ khi bắt đầu đi học, Văn Tú đổi tên thành Phó Ngọc Phương. Ở trường, các môn quốc văn, toán học, tự nhiên, vẽ tranh cho tới âm nhạc Ngọc Phương đều học rất giỏi. Ngọc Phương hiếu thảo và thương yêu mẹ, ngoài thời gian ở trường, bà đều giúp mẹ làm việc nhà, thêu tranh để bán lấy tiền đóng học phí. Vì vậy, vào năm Ngọc Phương 13 tuổi đã chín chắn như một cô gái trưởng thành. Càng lớn Ngọc Phương càng xinh đẹp, vóc dáng cao ráo, mắt to, da mặt trắng như trứng gà bóc, có thể nói là một bậc giai nhân tuyệt thế đương thời.

hoang-de1 phunutoday_vn

 Hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú khi còn ở trong cung. Ảnh: Sohu

Văn Tú thực chất không hề xinh đẹp, kém xa Uyển Dung cùng đợt tuyển bấy giờ, nhưng vua Phổ Nghi lại thích bà. Tuy nhiên, thái phi Đoan Khang, mẹ vua, lại chọn Uyển Dung làm hoàng hậu, còn Văn Tú làm Thục phi. Từ khi nhập cung, Văn Tú bắt đầu chuỗi ngày bất hạnh của đời mình.

Những ngày đầu trong cung, Uyển Dung thường ghen tuông, tìm cách lật đổ Văn Tú. Văn Tú không hề ân ái với vua, tính cách lại hướng nội, không thích nói nhiều, khó giãi bày tâm sự. Từ nhỏ, bà rất thích đọc thơ, luôn sống một mình trong cung Thường Xuân để bầu bạn với sách. Vua Phổ Nghi còn mời thầy giáo tiếng Anh về dạy cho bà.

Sống trong thâm cung, Văn Tú được học thêm nhiều kiến thức. Không bao lâu, vua và hoàng thất bị Phùng Ngọc Tường, một tướng của Quốc dân đảng, ép rời khỏi cung, tạm sống tại vương phủ Thuần Thân ở Bắc Kinh.

hoang-de3 phunutoday_vn

 Thục phi Văn Tú

Sau khi xuất cung, Văn Tú rất muốn cải thiện không khí trong cung, duy trì thân phận bình đẳng với vua. Bà cũng thường hiến kế cho vua, nhưng vua lại một lòng nương nhờ người Nhật, hy vọng có thể phục hồi vương vị.

Văn Tú không muốn vua Phổ Nghi cấu kết với người Nhật nên nhiều lần khuyên nhủ. Vua thấy phản cảm, dần lãnh đạm với bà, đặc biệt là khi họ chuyển nhà tới tô giới Nhật ở Thiên Tân. Vua thậm chí còn ngược đãi Văn Tú.

Những lúc ăn cơm hay dạo phố, Phổ Nghi thường bỏ mặc Văn Tú mà đi cùng Uyển Dung. Bấy giờ, vua và Uyển Dung ở tầng hai. Văn Tú sống bên dưới, ngày ngày không lên lầu, xa lạ như người ngoài.

Quan hệ giữa Văn Tú và vua Phổ Nghi càng thêm lạnh nhạt, tình cảm rạn nứt, không chút quyến luyến. Vì vậy, bà trốn ra ngoài tìm luật sư và lên báo tuyên bố ly hôn với vua Phổ Nghi để quần chúng đều biết. Một trong những lý do ly hôn chính là vua Phổ Nghi không hoàn thành nghĩa vụ của người chồng, 9 năm kết hôn nhưng Văn Tú vẫn là xử nữ (gái trinh).

Bấy giờ, Phổ Nghi không còn là hoàng đế nhưng điều này vẫn làm người người ngạc nhiên. Báo chí gọi Văn Tú là "hoàng phi cách mạng". Vua Phổ Nghi nhận được giấy triệu tập của tòa án thì vô cùng hoảng sợ, đành đồng ý ly hôn. Ông trở thành vị hoàng đế đầu tiên bị hoàng phi ly dị.

Khi Văn Tú tìm được luật sư làm thủ tục ly hôn, Phổ Nghi vô cùng kinh ngạc, cho đây quả là chuyện hoang đường chưa từng có. Tuy nhiên, Văn Tú vô cùng kiên quyết, hai bên cuối cùng đạt được thỏa thuận: Phổ Nghi bồi thường cho Văn Tú 5 vạn tệ phí sinh hoạt, ngược lại Văn Tú chấp nhận suốt đời không tái giá. Sau khi ly hôn, Văn Tú về thành Bắc Bình, tức Bắc Kinh ngày nay.

Tuy trở về làm dân thường, các thói quen trong cung của Văn Tú vẫn còn. Bà thuê bốn người giúp việc. Mỗi ngày thay quần áo rửa tay đều phải qua ba lần, mỗi lần phải chế thêm nước nóng, lượt nước cuối cùng cũng không được để bỏng tay. Nếu người hầu làm không vừa ý sẽ bị bà mắng. Sự xa hoa diễn ra chẳng bao lâu, số tiền bồi thường của chồng cũ dần hết. Tháng ngày ở nhà đọc sách của Văn Tú cũng kết thúc.

hoang-hau3 phunutoday.vn

 Hoàng đế Phổ Nghi

Văn Tú đổi tên thành Phó Ngọc Phương, về làm giáo viên tại một trường dân lập. Cuộc sống mới bắt đầu, Văn Tú dần tươi cười, thích ở bên trẻ con và cũng được trẻ con yêu quý. Niềm hạnh phúc của bà bấy giờ thật giản dị, là hạnh phúc của tự do.

Không lâu sau, bà bị phát hiện ra thân phận là hoàng phi cuối cùng của nhà Thanh. Người người vây kín cửa nhà khiến cuộc sống của bà bị đảo lộn. Văn Tú đành rời khỏi trường học trong nước mắt. Sau đó, bà rơi vào cảnh khốn khó, làm nghề dán hộp giấy, thậm chí làm thợ xây nhà để kiếm sống.

Năm 1949, sau khi cuộc kháng chiến ở Trung Quốc giành thắng lợi, Văn Tú làm người hiệu đính của một tờ báo, sau đó kết hôn với Lưu Chấn Đông, phụ tá của Lý Tông Nhân, quyền tổng thống Trung Hoa Dân Quốc sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức năm 1947.

Hôn lễ được diễn ra long trọng lại Đông Hưng Lâu, một địa điểm nổi tiếng ở Trung Quốc bấy giờ. Lưu Chấn Đông đem số tiền tích cóp hơn hai mươi năm trời giao cho Văn Tú. Sau khi kết hôn, Lưu Chấn Đông mở tiệm cho thuê xe kéo loại nhỏ. Văn Tú sau đó bỏ nghề hiệu đính. Gia đình họ còn có một người giúp việc, Văn Tú trải qua những ngày bình yên đọc sách vẽ tranh. Cuộc sống như vậy duy trì được hai năm thì Lưu Chấn Đông phá sản, căn nhà mới mà họ dày công tích cóp cũng mất.

Hai người chưa kịp trốn về phía nam thì thành Bắc Bình bị bao vây. Lưu Chấn Đông nghe vợ, ra trình diện với chính quyền. Nhờ biểu hiện tốt, ông ở lại làm việc ở đội vệ sinh quận Tây Thành, Bắc Kinh với thu nhập thấp nhưng đủ trang trải cuộc sống.

Văn Tú và Lưu Chấn Đông sống trong một căn phòng chỉ 10 m2. Văn Tú tự quán xuyến việc nhà, lo việc nội trợ. Tuy nhiên, hai người không có con.

Năm 1949, nội chiến kết thúc, chính phủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp quản Bắc Bình. Lúc bấy giờ, chính quyền Đảng Cộng sản yêu cầu, những người từng có liên quan tới Quốc dân đảng còn ở lại Bắc Bình phải tới gặp chính quyền để đăng ký. Văn Tú khuyên Lưu Chấn Đông đăng ký. Chính quyền Đảng Cộng sản không bắt giam cũng không xử phạt Lưu Chấn Đông, chỉ tuyên bố ông có lịch sử phản cách mạng rồi giao về cho nhân dân và địa phương giám sát quản chế.

Năm 1951, nhờ có biểu hiện tốt nên Lưu Chấn Đông được bỏ án quản chế đồng thời được phân tới làm công nhân vệ sinh tại khu vực phía Tây Bắc Kinh. Nhờ có công việc để kiếm tiền, đời sống của Lưu Chấn Đông và Văn Tú cũng được cải thiện.

Vợ chồng Văn Tú cũng chuyển tới sống ở gần nơi ở của đội vệ sinh. Năm 1953, Văn Tú qua đời lúc bà chỉ mới 45 tuổi.

Hầu hết thê thiếp của Phổ Nghi đều được phong danh hiệu hoặc được tôn tộc nhà Thanh truy tôn, ví dụ như Đàm Ngọc Linh (谭玉龄) làm Minh Hiền quý phi (明賢貴妃), Lý Ngọc Cầm (李玉琴) làm Phúc Quý Nhân (福贵人) (cũng ly hôn Phổ Nghi năm 1958) và Lý Thục Hiền (李淑賢) làm Hiếu Duệ Mẫn Hoàng hậu (孝睿愍皇后). Tuy nhiên do Văn Tú sau khi ly hôn với Phổ Nghi đã bị phế làm thứ dân nên không có bất kỳ thuỵ hiệu nào.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn