Cô gái 20 tuổi phải cắt bỏ phần ngón tay để ngăn ung thư vì thói quen nhiều người thường làm

( PHUNUTODAY ) - Cắn móng tay là thói quen của nhiều người. Hành động tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe.

Cô gái 20 phải cắt bỏ phần ngón tay để ngăn ung thư

Courtney Whithorn, 20 tuổi trải qua quãng thời gian dài bị bắt nạt tại trường học đã khiến cô gái trẻ hình thành thói quen cắn móng tay từ năm 2014.

Vì thường xuyên căng thẳng, lo lắng bị bắt nạt nên Courtney coi việc cắn móng tay như cách để đối phó với sự khủng hoảng tâm lý. Việc này dần trở thành thói quen và thậm chí có lúc cô còn cắn móng tay một cách vô thức mà không hề hay biết cho tới khi nhìn thấy máu chảy.

co-gai-20-tuoi-bi-ung-thu-da-vi-thuong-xuyen-can-mong-tay1-2018-09-08-15-32_0_0

Vì liên tục bị cắn nên phần móng tay cái của Courtney gần như không thể mọc lại như trước cho tới khi nó xuất hiện vệt đen. Mặc dù khá khó chịu khi móng tay cái bắt đầu có dấu hiệu chuyển sang màu đen nhưng cô gái trẻ vì quá xấu hổ nên quyết định giấu kín với gia đình và bạn bè trong suốt 4 năm.

“Tôi thường xuyên nắm tay lại thành nắm đấm vì tôi không muốn bất cứ ai thấy nó, kể cả bố mẹ tôi. Mãi cho tới năm ngoái, tôi mới dám nói với họ khi thấy phần móng ngày càng đen sẫm.” Courtney chia sẻ.

“Tôi thường xuyên nắm tay lại thành nắm đấm vì tôi không muốn bất cứ ai thấy nó, kể cả bố mẹ tôi. Mãi cho tới năm ngoái, tôi mới dám nói với họ khi thấy phần móng ngày càng đen sẫm.” Courtney chia sẻ.

Sau đó Courtney đã được bố mẹ đưa tới gặp bác sĩ về thẩm mỹ để giúp loại bỏ vết đen trên ngón tay. Cô chia sẻ: “Tôi đã gặp 2 bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, họ dự định sẽ tháo móng tay và loại bỏ vết đen trên móng. Sau đó họ sẽ tiến hành ghép da để nó trở lại như trước đây. Tôi rất yên tâm về điều đó.”

Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản như cô gái trẻ và gia đình nghĩ, trước khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đột nhiên thay đổi ý kiến và quyết định làm sinh thiết. Sau 6 tuần cùng nhiều đợt xét nghiệm, các bác sĩ thông báo Courtney bị một khối u ác tính hiếm gặp và rất ít người ở độ tuổi như cô mắc phải, đó gọi là u hắc tố dưới móng (subungual melanoma).

Bác sĩ cho biết chính thói quen cắn móng tay của Courtney là nguyên nhân dẫn tới sự hình thành ung thư. Tuy nhiên cũng có người khôngg đồng tình, Tiến sĩ Nis Sheth, chuyên gia nghiên cứu da liễu và phát ngôn viên của Skin Foundation nói với MailOnline: “Trong khi chấn thương thể chất có liên quan đến sự xuất hiện của một số bệnh ung thư da thì rất khó có trường hợp nào bị ung thư da do cắn móng tay."

Mặc dù sau đó gia đình đã tìm đủ các cách để cố gắng cứu lấy phần ngón tay bị ung thư nhưng cuối cùng Courtney vẫn buộc phải cắt bỏ phần ngón tay cái bởi đây là cách duy nhất ngăn chặn ung thư di căn sang các cơ quan khác.

ngontay-1536665062460784278625

Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ngón tay, Courtney vẫn phải chờ đợi thêm một thời gian để xem liệu căn bệnh đã thực sự chấm dứt. Cô gái trẻ sẽ cần được theo dõi trong 5 năm tới, tiến hành xét nghiệm và kiểm tra máu thường xuyên..

Tác hại của việc cắn móng tay:

1

Gây suy yếu răng:

Việc cắn móng tay gây áp lực lên răng của bạn. Thói quen này có thể khiến vị trí răng dịch chuyển, gây mẻ răng hoặc hỏng men răng.

Biến dạng lợi:

Nếu muốn có nụ cười đẹp, bạn nên ngừng cắn móng tay ngay lập tức. Ngoài nguy cơ làm yếu răng, thói quen này còn có thể gây ra các bệnh về lợi và gây thụt lợi. Các góc cạnh của móng tay có thể đưa vi khuẩn vào kẽ răng, tạo thành các mô lợi bị nhiễm khuẩn và đau nhức.

Nhiễm khuẩn:

Khu vực dưới móng tay là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn có hại như khuẩn salmonella, E.Coli hay vi khuẩn gây cảm cúm. Khi bạn cắn móng tay, chúng có thể thâm nhập vào miệng và xuống dạ dày, gây bệnh cho cơ thể.

Nhiễm trùng móng tay:

Nếu lỡ miệng cắt mất một mảng móng tay lớn, bạn có nguy cơ mắc viêm mé móng. Bệnh này có thể kéo dài nhiều tuần, khiến mé móng tay đau nhức và sưng phù.

Nổi mụn:

Những người thường xuyên cắn móng tay có nguy cơ nổi mụn nước xung quanh móng - thường do vi khuẩn HPV gây ra. Nếu bạn chạm ngón tay nhiễm khuẩn lên mặt, mụn sẽ có cơ hội lây lan trên da.

Móng tay quặp:

Việc cắn móng tay tạo điều kiện cho móng mọc ngược vào trong, gây sưng tấy, đau đớn và có thể cần đến phẫu thuật nếu bị nhiễm trùng.

Hơi thở có mùi khó chịu:

Vi khuẩn từ móng tay xâm nhập vào miệng khiến người có thói quen này dễ bị bệnh hơi thở có mùi hôi.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link