Đa dâm, mê trai đẹp, mẹ kế giết vua giúp con chồng đoạt ngôi cướp thiên hạ

( PHUNUTODAY ) - Với vẻ điển trai của mình, Tống Văn Công khiến người mẹ kế mê mệt. Để lấy lòng nam nhân bà ta sẵn sàng giết cả hoàng đế để Tống Văn Công cướp ngôi.

Vốn là công tử của nước Tống, Tống Văn công thời niên thiếu được gọi là công tử Bào. Tống Văn công lưu danh sử sách vì chỉ nhờ vẻ đẹp trai hiếm có của mình mà có thể leo lên được ngôi báu, điều này tạo nên sự khác biệt của chàng đối với các mỹ nam khác.

tong-van-cong-2

Ảnh minh họa. 

Công tử Bào vì quá đẹp đã khiến chính mẹ kế của mình là Vương Cơ si mê. TrongTả truyện chép rằng: Công tử Bào là một đại mỹ nam diện mạo vô cùng tươi đẹp, vì thế mà lọt vào mắt xanh của Vương Cơ, một goá phụ trung niên sống cô độc trong chốn thâm cung nhưng khó lòng chịu sự cô tịch, và bà ta rất muốn cùng chàng tư thông. Vương Cơ vắt óc ra trăm phương ngàn kế để lấy lòng công tử Bào, không ngần ngại mà thổ lộ sẽ cam tâm hiến dâng giang sơn nước Tống này cho chàng nếu chàng thuận ý. Sau đó, chính Vương Cơ đã ám sát Tống Chiêu công, lúc này đang làm vua, rồi lập công tử Bào lên ngôi, gọi là Tống Văn Công , tạo nên một câu chuyện vang danh thiên cổ vì đẹp trai mà được cả một nước.

Dù con đường lên ngai vàng của Tống Văn công không mấy đáng tự hào nhưng trong sử sách vẫn ghi nhận chàng là một người tốt, ít nhất là tốt hơn so với Tống Chiêu công mang tiếng là vô đạo. Chàng là người rất giữ chữ lễ, hiền lương và khiêm tốn, đương nhiên đó là những thái độ mà một công tử Bào cần có khi muốn mua chuộc lòng người. Nhưng bất luận cái giá phải trả như thế nào thì kết quả cũng là: vì chàng đẹp trai mà được nước.

Tống Văn Công trị vì 611 TCN-589 TCN, tên thật là Tử Bào Cách hay Tử Bào là vị vua thứ 24 của nước Tống-chư hầu nhà Chu trong Lịch sử Trung Quốc.

Tử Bào Cách là con trai thứ của Tống Thành Công, vua thứ 21 của nước Tống và là em của Tống Chiêu Công, vị vua thứ 23 của nước Tống.

Khi Tống Văn Công chưa làm quốc vương thì chàng là công tử của nước Tống, được gọi là Công tử Bào.

Nếu theo lẽ thông thường thì chàng vốn chưa đến lượt làm quốc vương, mà có thể sẽ chỉ là một công tử sống một đời an nhàn. Nhưng lý do gì đã khiến lịch sử có sự phát triển bất thường như thế, khiến một Công tử Bào có thể ngồi lên ngôi báu của quốc vương nước Tống?

Nguyên nhân ở đấy chính là vì chàng rất đẹp trai!

Có phải chỉ vì chàng đẹp trai mà từ một Công tử Bào đã biến thành một Tống Văn Công? Nhưng sự thật lại là như thế, tuy rằng quá trình này hoàn toàn không đơn giản và dễ dàng chút nào. Vậy thì tại sao lại có thể xuất hiện một câu chuyện thoạt nhìn có vẻ hoang đường đến vậy? Đó là vì có một người phụ nữ đã yêu chàng. Người phụ ấy không phải là người xa lạ, mà đó là mẹ kế của chàng – phu nhân của Tống Tương Công – em gái của Chu Tương Vương, tên là Vương Cơ.

Tả truyện, Văn công thập lục niên chép rằng: Công tử Bào là một đại mỹ nam vô cùng tươi đẹp, vì thế mà lọt vào mắt xanh của Vương Cơ, một goá phụ trung niên sống cô độc trong chốn thâm cung nhưng khó lòng chịu sự cô tịch, và bà ta rất muốn cùng chàng tư thông. Nhưng nếu chàng không đồng ý thì làm thế nào?

Vương Cơ bèn vắt óc ra trăm phương ngàn kế để lấy lòng Công tử Bào: Công tử Bào không muốn ban bố ơn huệ cho người trong nước đó sao? Vậy thì, hãy để ta giúp chàng, có đồng ý không? Nếu vẫn chưa đồng ý, thế thì ta cam tâm hiến dâng giang sơn nước Tống này cho chàng vậy!

Năm Chiêu Công thứ chín, Tống Chiêu Công ra ngoài săn bắn, đây quả tình là một cơ hội mà ông trời đã dành tặng cho Vương Cơ, bà ta bèn phái người ám sát Chiêu Công, rồi lập em trai của Chiêu Công là Công tử Bào lên ngôi vị quốc vương. Một câu chuyện thần thoại vang danh thiên cổ do đẹp trai mà được nước vì thế mà đã thành sự thật. Theo Tả truyện, việc Chiêu Công đi săn chính là do Vương Cơ xúi giục, hơn nữa, Chiêu Công cũng dư biết rằng Tương phu nhân sẽ giết mình, nhưng đành xuôi theo số phận, chỉ biết khoanh tay chờ chết.

Điều đó cũng chứng minh rằng, Chiêu công đã bị Tương phu nhân khống chế, việc Vương Cơ dâng hiến nước Tống cho Công tử Bào quả là chuyện dễ như trở bàn tay.

Một người đẹp trai đến nỗi đã khiến cho mẹ kế xiêu lòng và muốn tư thông như Tống Văn Công cuối cùng còn là một người như thế nào ngoài vẻ đẹp trai của mình? Đó là một người có thể nói là tốt, ít nhất là tốt hơn so với người anh trai mang tiếng là “vô đạo” của mình – Chiêu Công.

Tả truyện viết rằng, chàng là người rất giữ chữ lễ, Sử kỳ cũng chép rằng, chàng hiền lương và khiêm tốn, đương nhiên đó là những thái độ mà một Công tử Bào cần có khi muốn mua chuộc lòng người. Nhưng bất luận là thế nào, cái giá mà chàng phải trả là như thế nào thì kết quả cũng là: vì chàng đẹp trai mà được nước.

Năm 589 TCN, Tống Văn Công qua đời. Ông ở ngôi tất cả 22 năm. Con ông là Tử Hà lên kế vị, tức Tống Cung Công.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn