Gái ế không thèm đàn ông Trung Quốc?

( PHUNUTODAY ) - "Phụ nữ đang dần làm chủ cuộc đời của chính họ", ông nói. "Họ không muốn bị các bà mẹ chồng khó tính, những người thường đối xử với con dâu như nô lệ, cản trở cuộc sống. Họ kiếm ra tiền và biết tiêu tiền".

Những phụ nữ độc thân sắp bước qua tuổi 30 ở Trung Quốc lâu nay phải sống chung với cái mác "gái ế" mà người thân, xã hội và giới truyền thông gán cho. Tuy nhiên, một số người đã bắt đầu vùng dậy để chống trả. Nhiều người cho rằng việc chống trả của họ chính là chiến đấu với những định kiến và ngày càng nhiều phụ nữ tin rằng họ hoàn toàn có thể chiến thắng.


Ở tuổi 43, Joy Chen được cho là một phụ nữ hạnh phúc, với sự nghiệp thành công và cuộc sống riêng viên mãn. Cô cũng là tác giả của "Do Not Mary Before Age 30" (tạm dịch: Đừng kết hôn trước tuổi 30), một cuốn cẩm nang cung cấp những gợi ý trong chuyện yêu đương và giúp các cô "gái ế" trở nên cao giá hơn. Cuốn sách như thổi một làn gió mới vào cuộc sống của những phụ nữ trí thức ở Trung Quốc.

Cuốn sách ban đầu chỉ được xuất bản bằng tiếng Anh. Nhưng nhờ sự thú vị cũng như mới mẻ của nó, mà chính phủ Trung Quốc sau đó đã thông qua và cho phép xuất bản cuốn sách dưới dạng tiếng Trung. Không những thế, truyền thông nhà nước còn tham gia giới thiệu cuốn sách như một cách để thúc đẩy phụ nữ tìm kiếm người đàn ông của đời mình.

Cuốn sách
Cuốn sách "Đừng kết hôn trước tuổi 30" của Joy Chen đã giúp cô nhận được giải thưởng "Người Phụ nữ của Năm" của Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc. Ảnh: Good Morning America


Theo ông Dudley L. Poston, giáo sư xã hội học tại Đại học Texas A&M, người từng nghiên cứu nhân khẩu học ở nhiều nước châu Á, lối suy nghĩ bắt nguồn từ tư tưởng Nho giáo, thứ đã xuất hiện và bám rễ ở Trung Quốc suốt nhiều thiên niên kỷ.

Tuy nhiên, cũng theo Poston, thực trạng này đang dần thay đổi. Thế hệ phụ nữ mới, những người đã ngoài 20, xinh đẹp, tự tin và sở hữu một sự nghiệp riêng vững chắc đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Thay vì biệt danh "gái ế", họ tự gọi mình bằng mỹ từ danshan quizu, hay "những quý cô độc thân". Các danshan quizu sẵn sàng chối bỏ lối tư duy cũ và duy trì cuộc sống độc thân từ 10 tới 15 năm.

"Phụ nữ đang dần làm chủ cuộc đời của chính họ", ông nói. "Họ không muốn bị các bà mẹ chồng khó tính, những người thường đối xử với con dâu như nô lệ, cản trở cuộc sống. Họ kiếm ra tiền và biết tiêu tiền."

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện rất nhiều ý kiến cho rằng có một thực tế là ngày càng nhiều cô gái Trung Quốc đang 'coi thường' các chàng trai nước này vì có quá nhiều hạn chế như gia trưởng hay coi thường phụ nữ.

Gia trưởng được xem là đặc tính phổ biến của đàn ông Trung Quốc, trong gia đình hay thậm chí cả trong mối quan hệ với bạn gái họ luôn muốn người phụ nữ phải răm rắp theo ý mình. Điều này rất dễ khiến các cô gái cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi khi lúc nào cũng phải phục tùng.

Người Trung Quốc đã có quan niệm trọng nam khinh nữ từ hàng nghìn năm nay, chính vì vậy họ luôn coi thường đàn bà và cho rằng người phụ nữ không được phép thành công hơn chồng hay bạn trai của cô ta. Thậm chí trong gia đình còn có những người chồng luôn tỏ ra khó chịu khi sự nghiệp của vợ phát triển cao hơn của mình.

Rất nhiều người phụ nữ khi lập gia đình đã bị yêu cầu phải hy sinh sự nghiệp vì gia đình mặc dù họ có thừa khả năng làm tốt công việc cũng như phát triển sự nghiệp của mình.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc là một trong nhũng đất nước có tỷ lệ chênh lệch giới tính cao nhất thế giới. Ước tính ở nước này có khoảng 45 tới 55 triệu chàng trai, khi đến tuổi kết hôn, sẽ không thể cưới vợ. Chính vì vậy người phụ nữ Trung Quốc ngày càng có quyền được lựa chọn và chiến thắng 'định kiến' về gái ế trong xã hội Trung Quốc.

  • An An (Tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn