Đau đẻ giả như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Không ít phụ nữ đã đến bệnh viện để chờ đẻ nhưng lại quay trở về nhà vì nhận lầm những cơn đau đẻ giả.

 Dấu hiện nhận biết những cơn đau đẻ giả

Một số bà bầu chưa có kinh nghiệm sẽ khó phân biệt được những cơn co thắt lúc trở dạ thực sự với những cơn đau Braxton Hicks.

Cơn đau Braxton Hicks làm bạn cũng đau liên tục, những lần đau gần nhau như đau đẻ nhưng đây là những cơn đau giả, thường xuất hiện lúc bạn gần đến giai đoạn sinh nở.

Không phải bà bầu nào cũng trải qua hiện tượng đau giả này, và trong một số trường hợp các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, mạnh mẽ giống hệt như cơn đau đẻ thực sự.

Đôi khi, rất khó để phân biệt cơn đau đẻ giả ở giai đoạn đầu đau đẻ. Nếu bạn đã ở tuần thứ 37 trở đi, một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận biết đôi chút:

- Các cơn co không thường xuyên

Các cơn đau đẻ giả thường không đều. Mẹ bầu không thể đếm chúng và chúng cũng không lặp đi lặp lại ở những quãng thời gian xác định.

- Mẹ bầu vẫn có thể nói chuyện trong cơn đau

Thông thường, đau đẻ giả được ví như các cơn co thắt yếu, giống như đau bụng kinh. Nếu mẹ vẫn nói chuyện thoải mái khi đang đau đẻ thì nó không phải đau đẻ thật sự.

me-bau-hoang-mang-khi-dau
Đau đẻ giả bà bầu vẫn có thể nói chuyện

- Không tăng cường độ đau

Đau đẻ thật sẽ gia tăng cường độ các cơn đau nhưng đau đẻ giả thì không như vậy. Các cơn đau sẽ không tăng dần lên và cũng không dồn dập hơn về cường độ.

- Cơn co thắt không bắt nguồn từ lưng

 Chuyển dạ thật là những cơn co thắt xuất phát từ lưng và khiến toàn bộ vùng bụng bầu cứng như đá. Chuyển dạ giả cũng khiến bụng bầu cứng như đá nhưng các cơn co thắt sẽ đến từ bất kỳ hướng nào.

- Cơn đau chỉ ở xương chậu

Nếu mẹ bầu thấy cơn đau chỉ quanh xương chậu thì có thể là chưa đến lúc đẻ thật sự. Cơn đau đẻ thật sẽ đau từ toàn bộ vùng bụng dưới tới quanh vùng xương chậu.

- Cơn đau biến mất khi thay đổi vị trí

Nếu là cơn đau đẻ giả thì chỉ cần mẹ bầu thay đổi vị trí như đi lại, nghỉ ngơi hoặc uống nước cũng có thể làm cơn đau biến mất.

- Có thể do bé đạp mẹ chứ không phải đau đẻ

Một số chuyển động của bé trong bụng mẹ có thể làm mẹ nhầm tưởng là đau bụng đẻ. Bé đạp mẹ có thể khiến bụng của mẹ di chuyển lên – xuống. Những gì mẹ tưởng là co thắt chuyển dạ có thể chỉ là những cú húc, thúc vào bụng của mẹ. sự.

Cách xử lý các cơn co thắt giả

Nếu bạn vẫn chưa đến tuần thứ 37 của thai kỳ, thì không nên quá lo lắng khi thấy những cơn co thắt xuất hiện... Nếu nhận thấy các dấu hiệu của việc trở dạ, hãy gọi ngay cho bác sĩ để loại trừ khả năng sinh non.

con-go-chuyen-da-nhu-the-
Tắm nước ấm giúp giảm những cơn co thắt

Sau tuần thứ 37, bạn có thể gặp những cơn co thắt (kể cả co thắt giả lẫn thật). Những cơn co thắt giả có thể khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, can thiệp vào giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi và cáu kỉnh. Hãy tắm nước ấm và uống thật nhiều nước để giảm những cơn đau. Hơn nữa, những cơn đau giả khiến bạn lo lắng, không biết khi nào mình sẽ thực sự lâm bồn.

Nếu đã từng sinh con 1 lần, bạn sẽ có kinh nghiệm với những dấu hiệu gặp phải, và không nên ngần ngại khi gọi điện hỏi bác sĩ để kiểm tra chính xác tình trạng hiện tại của mình.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn