Hà Nội: Thời tiết diễn biến thất thường, hàng trăm gia đình lao đao vì "con lớn chưa khỏi, con bé lại mắc cúm"

( PHUNUTODAY ) - Trong vòng 2 tuần trở lại đây, đã có hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa. Trong đó, hơn 100 trường hợp phải nhập viện điều trị, có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản…

1 mẹ chăm 2 con cùng bị cúm mùa

Trong vòng hai tuần trở lại đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 300 bệnh nhi mắc bệnh cúm mùa vì thời tiết Bắc Bộ diễn biến thất thường. Trong đó, hơn 100 trường hợp phải nhập viện điều trị, có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản…

benh-cum-1
 Đa số trẻ nhập viện là trẻ nhỏ, sức đề kháng kém

Tại khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) gia đình chị Nguyễn Thanh M. (Hà Đông, Hà Nội) lao đao vì cả 2 đứa con cùng nhập viện vì bệnh cúm mùa. Sau 5 hôm chăm con nhỏ ở viện, gương mặc chị M. lộ rõ vẻ hốc hác. Được biết, cả hai con chị ban đầu chỉ có dấu hiệu ho, sau đó sốt cao, co giật. Khi thấy con uống thuốc nhưng không đỡ, chị phải cho con nhập viện và được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa.

“Lúc đầu là bé lớn bị cúm, rồi đến 2 bé nhỏ 4 tuổi và 8 tháng tuổi cũng mắc cúm mùa theo chị. May bé lớn nhất sức đề kháng tốt nên không sao, còn hai bé nhỏ sức đề kháng kém, sốt cao, co giật liên tục nên tôi phải cho vào viện điều trị, đến nay đã 5 ngày mà vẫn chưa khỏi”, chị M. chia sẻ.

benh-cum-2
 Có trẻ 8 tháng tuổi đã phải nhập viện vì sốt cao, co giật do cúm mùa

Hay như một trường hợp khác là bệnh nhi Nguyễn Minh H. (14 tháng tuổi, ở Điện Biên). Cháu H. có biểu hiện sốt liên tục và đã được điều trị 1 tuần tại y tế cơ sở nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Gia đình chuyển cháu lên bệnh viện Nhi thì được bác sĩ chẩn đoán mắc cúm, viêm phế quản phổi.

Bệnh tự khỏi nhưng không được chủ quan

Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) cho hay, thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế.

Gia đình cần chăm sóc tốt, vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác. Ngoài ra, khi trẻ nằm viện nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người thăm nom, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang viruts cúm ra cộng đồng.

benh-cum-3
 Bệnh cúm mùa có thể khỏi sau 3-5 ngày, nhưng các phụ huynh không nên chủ quan

“Trẻ chỉ có chỉ định nhập viện trong trường hợp cúm gây viêm phổi, có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng, mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính nào đó”. – BS Hải nhấn mạnh.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, thuốc Oseltamivir không phải là thuốc bắt buộc phải có để điều trị trong những trường hợp cúm mùa thông thường và chỉ sử dụng trong một số trường hợp cúm nặng. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, không có bội nhiễm tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, một người có thể mắc 4-6 lần bệnh cúm/năm. Đây là bệnh lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng qua không khí. Tần suất mắc bệnh ở người lớn là 15-20%, trong khi tỉ lệ này ở trẻ em là 20-42%.

Thời tiết mùa đông - xuân có độ ẩm và nhiệt độ rất thuận lợi cho các loại virus, đặc biệt là virus cúm phát triển. Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng khác.

Biểu hiện chung của bệnh nhân cúm mùa là sốt cao, có thể liên tục từ 39-40 độ và không đáp ứng thuốc hạ sốt, viêm đường hô hấp trên như: Chảy nước mũi, ho, trẻ lớn đau rát họng, đặc biệt khi khám thấy họng viêm đỏ rất rõ, một số trẻ bị viêm phế quản.

Cách phòng bệnh cúm mùa hiệu quả

- Uống nhiều nước.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, kể cả khi không bị bệnh.

- Vệ sinh ở các vị trí ít được chú ý nhưng có khả năng lây bệnh như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím…vì dịch tiết dính vào các vật dụng này cũng chứa virus.

- Súc miệng bằng nước muối hằng ngày nhằm ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.

- Khi bệnh có diễn biến bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến trứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Mất 15 triệu nâng mũi bằng chỉ, cô gái nhận cái kết đắng khi thấy mũi chuyển màu xanh

2.Vừa rút tay khỏi tóc khách, người thợ suýt ngất khi vì hàng trăm con chấy bò nhung nhúc trên tay mình

3. Nửa đêm cho bạn mượn đồ tự vá xe, cặp vợ chồng bị đâm thương vong mà chẳng hiểu vì lý do gì

Theo:  khoevadep.com.vn copy link