Hướng dẫn cách chăm sóc cho người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

( PHUNUTODAY ) - Đối với những gia đình có người thân bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì cần phải chăm sóc ra sao? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Nguyên nhân gây bệnh

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không ?

12.cach-cham-soc-cho-nguoi-thoai-hoa-dot-song-co-phunutoday.vn

Giống như một cỗ máy, cơ thể con người là sự tổng hòa của rất nhiều bộ phận cấu thành. Theo năm tháng, từng bộ phận này trở nên “già nua”, không được như lúc đầu. Thoái hóa đốt sống cổ là một tiến trình lão hóa mãn tính của một số bộ phận như sụn, khớp, dây chằng, đĩa đệm và hệ thống những đốt xương sống theo tuổi tác. Điều này dường như đã trở thành quy luật và cũng chính bởi đặc tính này mà nhiều người coi các bệnh xương khớp là “bệnh người già”.

Tuy nhiên thực tế thì chỉ sau tuổi 30 cơ thể đã có những lão hóa. Nếu không được nhận biết và có chế độ chăm sóc đúng lúc, quá trình lão hóa này sẽ diễn ra nhanh hơn. Thường thì quá trình thoái hóa đốt sống cổ diễn ra rất âm thầm, những người không chú ý đến sức khỏe bản thân ít khi nhận ra, chỉ đến lúc nó phát lộ ra ngoài bằng những cơn đau thì mới tá hỏa lên đi khám xét.

Đốt sống cổ dễ bị tổn thương vì nó khá yếu và lại thường xuyên phải cử động liên tục. Các đối tượng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ hơn cả là dân văn phòng, người lái xe, thợ may, hay những người thường xuyên mang vác nặng một bên vai. Căn bệnh này tuy phổ biến nhưng có một thực tế phải chấp nhận rằng hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn được bệnh.

Hướng dẫn cách chăm sóc người bị thoái hóa đốt sống cổ

Quan tâm đến chế độ ăn uống mỗi ngày

Cung cấp dưỡng chất dinh dưỡng cho người bệnh luôn là yếu tố quan trọng, cần thiết cho tất cả bệnh nhân.

Mỗi ngày, bạn cần bổ sung đầy đủ các món ăn chứa những thành phần tốt cho người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ như là: cá cung cấp omega 3 tốt cho sức khỏe, thịt bò lá lốt giúp xương chắc khỏe hơn, súp lơ xanh , rau hẹ xào, các loại trái cây như cam, chanh, táo,…

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp

Xương khớp gặp vấn đề, luôn bị đau nhức và khó khăn trong vận động là triệu chứng thường gặp ở người bệnh. Học cách xoa bóp cho người bệnh cũng là một trong những cách chăm sóc bệnh cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.

Vì người bệnh mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên vùng cần quan tâm nhất là cổ, mỗi ngày bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng sau cổ, vai gáy, vùng đầu và cả hai tay. Các dây thần kinh sẽ thoát khỏi sự chèn ép từ đó làm giảm đau nhức. Khi xoa bóp, người bệnh nên để đầu óc thư giãn, thoải mái sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.

Tập luyện thể dục mỗi buổi sáng

Vì mắc bệnh xương khớp nên cần tác động tới xương mỗi ngày, giúp nó săn chắc và khỏe khoắn hơn. Tập thể dục không chỉ trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà còn có tác dụng to lớn đối với các bệnh về xương khớp.

Tuy nhiên cần phải có cách tập hợp lý, không nên tập quá nhiều sẽ làm hại tới xương. Mỗi ngày, bạn có thể hướng dẫn ông, bà, cha, mẹ,…người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ những bài tập thể dục đơn giản trong vòng 30-40 phút là đủ. Hoặc các bài tập Yoga nhẹ nhàng nhưng tác động sâu tới xương cho chúng chắc khỏe.

Kết hợp thuốc chữa trị an toàn và hiệu quả

Đối với người bệnh mắc bệnh khá lâu, bị đau trong thời gian dài và đau nhiều nơi thì lúc này dùng thuốc chữa trị là điều cần thiết. Bạn có thể tham khảo tìm hiểu các loại thuốc thảo dược có các thành phần thuốc từ thiên nhiên, chúng sẽ an toàn mà hiệu quả lâu dài nhất.

Trên đây là một số yếu tố quan trọng mà người chăm sóc bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cần biết, chỉ một lưu ý nhỏ mỗi ngày, bạn có thể giúp người thân trong gia đình giảm bớt những đau đớn do bệnh mang lại.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link