Hướng dẫn cách phòng bệnh vào mùa hè

( PHUNUTODAY ) - Mùa nào cũng có những bệnh thường gặp, vậy các bạn đã bổ trở cho mình những cách phòng bệnh theo từng mùa hay chưa?

Hướng dẫn cách phòng bệnh vào mùa hè

Để giúp các bạn có được những cách phòng bệnh theo mùa thì những thông tin bổ ích ngay dưới đây, các bạn đừng bỏ qua đấy nhé!

Hướng dẫn cách phòng bệnh vào mùa hè

1.Bệnh Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra.

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

+ Triệu chứng nhận biết bệnh sốt xuất huyết như:

Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn.

Phát ban.

Nặng hơn người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

+ Phòng và tránh bệnh Sốt xuất huyết

Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn.

Thay rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa, bỏ muối, dầu, hóa chất diệt loăng quăng bọ gậy vào bát nước kê ở chân chạn và các ổ nước đọng.

Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

2. Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy:

- Do Virut:

Virut là nguyên nhân cơ bản gây bệnh tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là tiêu chảy do phẩy khuẩn tả (còn gọi là bệnh tả).

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy cấp tính ở trẻ em.

- Do vi khuẩn và ký sinh trùng:

Thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm có thể truyền vi khuẩn và ký sinh trùng cho cơ thể.

Ký sinh trùng Giardia lamblia như Crypxosporidium có thể gây ra tiêu chảy. Tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng cũng phổ biến khi đi du lịch ở các nước đang phát triển và thường được gọi là tiêu chảy du lịch.

9.huong-dan-cach-phong-benh-vao-mua-he-phunutoday.vn

 

  Do các chứng rối loạn tiêu hóa:

Tiêu chảy mạn tính có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac, viêm đại tràng kính hiển vi và hội chứng ruột kích thích.

- Do thói quen ăn uống:

Những người có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt cũng dễ mắc bệnh.

+ Phòng và tránh bệnh tiêu chảy:

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã.

Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ. Không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý để bón cây trồng.

Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị kịp thời.

3. Bệnh cúm:

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus influenza gây nên. Tuy trong đa số trường hợp, bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính, nhưng có thể gây tử vong khi có biến chứng. Chúng thường gây nên những vụ dịch, thậm chí đại dịch, do đó số người tử vong vì cúm rất đáng kể.

+ Phòng và tránh bệnh cúm

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Tiêm văcxin cúm mùa phòng bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.

Hướng dẫn cách phòng bệnh vào mùa hè

4. Bệnh tim mạch

Vào những ngày hè, nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.

+ Cách phòng tránh:

Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết.

Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước.

Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.

5.  Bệnh cường tuyến giáp

Vào những ngày hè, bức xạ mặt trời, nắng nóng và thừa iốt (thường thấy ở miền biển) có thể là nguyên nhân gây ra bệnh cường tuyến giáp.

Triệu chứng cuả bênh:

Người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc.

Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sỹ.

Cách phòng tránh: Không nên ra ngoài trời khi nắng nóng.

6. Viêm cơ

Bệnh thường xuất hiện ở những người ngủ nhiều hoặc ngồi lâu cạnh điều hòa.

Khi thức dậy, họ thấy các cơ đau ê ẩm giống như khi làm việc nặng, sờ vào cơ thấy đau, khó cử động và ngày càng mỏi.

Cách chữa trị:

Nằm yên để các cơ được nghỉ ngơi, sử dụng các liệu pháp xoa bóp, làm nóng cơ, dùng gạc tẩm cồn đắp lên phần cơ bị đau và uống thuốc kháng viêm cơ.

7. Nhiễm trùng da

Vào mùa hè, da thường phải chịu những tiếp xúc ngoài ý muốn nên dễ bị mắc các bệnh như ghẻ hay nấm. Nếu bạn đi dạo trên bờ biển mà không mang dép thì rất dễ gặp các bệnh dạng nấm hay nhiễm trùng do bị xước da chân.

Cách phòng tránh:

Hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh viêm nhiễm trùng da, dán kín các vết xước trên da nếu bị, đi dép khi dạo trên bờ biển và không ngồi trực tiếp vào bãi cỏ hay bãi cát. Điều trị ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như đốm bẩn trên da (hắc lào), ngứa (ghẻ), tróc nứt da chân (nấm).

8. Côn trùng cắn

Vết cắn của muỗi, ong có thể gây sưng phù, tấy đỏ, nổi hạch, nhiễm độc (nôn mửa, sốt rét, đau nhức xương), đau đầu, sốt cao, thậm chí là gây tụt huyết áp, ngạt thở hay bất tỉnh.

Cách chữa trị:

Cần chữa trị ngay vết cắn trong vòng một giờ đồng hồ đầu.

Đầu tiên cần lấy nọc độc khỏi vết cắn, hút chất độc từ vết thương, thắt garô phía trên vết thương để ngăn chất độc lây lan, uống thuốc kháng dị ứng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn