Ca sĩ Mạnh Quỳnh tâm sự về thân phận con lai

( PHUNUTODAY ) - Sau khi cha bỏ đi không để lại tin tức gì, Mạnh Quỳnh và mẹ về sống với bà ngoại. Quê hương có ý nghĩa rất lớn với Mạnh Quỳnh trong con đường sự nghiệp sau này.

Khoảng đầu năm 1996, vào dịp Tết, CD đầu tiên của Mạnh Quỳnh hát chung với Hương Lan mang tên "Hai đứa giận nhau" được tung ra và đã được mọi người đón nhận. Từ sau bước đi đầu tiên đó, Mạnh Quỳnh ngày càng khẳng định mình trên con đường ca hát.
[links()]
Tuổi thơ của Mạnh Quỳnh sống cùng với mẹ và bà ngoại, chứng kiến những cảnh đời nghèo khó xung quanh, chính vì thế Mạnh Quỳnh thấm thía và đồng cảm với những nỗi cơ cực của người nghèo. Đi hát gần 20 năm qua, Mạnh Quỳnh thường hát những bài hát về người nghèo và chỉ thích hát cho người nghèo nghe.

Mỗi lần về Việt Nam lưu diễn, Mạnh Quỳnh luôn cố gắng đi đến những vùng quê xa xôi nhất, để được hát cho những người nông dân ở các vùng đất nghèo khó nghe, được thấy nụ cười của họ. Đó là hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời người ca sĩ như Mạnh Quỳnh.

Tâm sự của một người con lai

Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh năm 1972 tại Biên Hòa – Đồng Nai.
Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh năm 1972 tại Biên Hòa – Đồng Nai.

Với các khán giả Việt Nam ở cả trong nước và hải ngoại, Mạnh Quỳnh không phải là cái tên xa lạ. Mạnh Quỳnh là ca sĩ nổi tiếng ở hải ngoại chuyên hát dòng nhạc quê hương. Nhưng nhiều bài hát của anh vẫn được các khán giả trong nước vốn yêu dòng nhạc này vô cùng yêu thích.

Đỉnh cao trong nghề nghiệp của Mạnh Quỳnh là vào khoảng 4 năm từ 2001 đến 2004 với các ca khúc như “Trở về cát bụi”, “Vợ tôi”, “Hạnh phúc đơn sơ”, “Ai khổ vì ai”... Mạnh Quỳnh cũng là một trong những ca sĩ hải ngoại có số lượng album phát hành nhiều nhất với gần 60 album sau gần 20 năm ca hát.

Mạnh Quỳnh tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh năm 1972 tại Biên Hòa – Đồng Nai. Cha anh là một quân nhân Hoa Kỳ sang Việt Nam chiến đấu vào giai đoạn cuối những năm 69, đầu năm 70. Đơn vị của cha Mạnh Quỳnh đóng ở Biên Hòa.

Ông đã gặp gỡ mẹ của Mạnh Quỳnh trong thời gian đồn trú tại thành phố này. Bị chinh phục bởi nhan sắc và sự dịu dàng của người con gái Việt Nam, chỉ sau một thời gian, ông đã đề nghị kết hôn với mẹ Mạnh Quỳnh.

Sau đám cưới, cha mẹ Mạnh Quỳnh xây dựng tổ ấm ngay tại Biên Hòa – Đồng Nai. Nhưng cuộc hôn nhân ấy rất ngắn ngủi. Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi Mạnh Quỳnh chào đời, cha Mạnh Quỳnh bỗng nhiên bỏ đi mà không hề có bất cứ một tin tức gì.

Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi Mạnh Quỳnh chào đời, cha Mạnh Quỳnh bỗng nhiên bỏ đi mà không hề có bất cứ một tin tức gì.
Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi Mạnh Quỳnh chào đời, cha Mạnh Quỳnh bỗng nhiên bỏ đi mà không hề có bất cứ một tin tức gì.

Nên đến giờ, Mạnh Quỳnh không hề có chút ký ức gì về người cha Mỹ của mình. Những chuyện về ông, Mạnh Quỳnh chỉ được nghe qua lời kể của mẹ. Tuy là con lai mang hai dòng máu Việt – Mỹ, nhưng Mạnh Quỳnh không có nhiều nét đặc trưng của một người con lai.

Nếu nhìn kỹ mới thấy một chút nét “lai” trên gương mặt Mạnh Quỳnh, còn về cơ bản, nhìn Mạnh Quỳnh rất Việt Nam. Mạnh Quỳnh nói Mạnh Quỳnh thừa hưởng hầu hết các nét của mẹ.

Vì thế thời sang Mỹ theo diện “con lai”, nhiều người nhìn Mạnh Quỳnh với ánh mắt hoài nghi và bàn tán: “Sao chẳng giống con lai tẹo nào”.

Sau khi cha bỏ đi không để lại tin tức gì, Mạnh Quỳnh và mẹ về sống với bà ngoại. Quê hương có ý nghĩa rất lớn với Mạnh Quỳnh trong con đường sự nghiệp sau này. Thời bé khi được mẹ đưa về sống cùng với bà ngoại, Mạnh Quỳnh nhớ nhất là giàn bằng lăng tím trước sân nhà.

Sau này khi sang Mỹ vài năm trở về Việt Nam, giàn bằng lăng tím đó đã bị lũ cuốn trôi, khiến Mạnh Quỳnh nhớ mãi khôn nguôi. Anh đã làm một album lấy tựa đề “Hoa bằng lăng” cũng chính vì những hồi ức đó.

15 tuổi, Mạnh Quỳnh và mẹ lên Sài Gòn sinh sống. Sau khi lên Sài Gòn, ngoài việc theo học ở trường Trần Khai Nguyên, Mạnh Quỳnh còn đi học tư về cổ nhạc với nghệ sĩ nổi danh Ngọc Ẩn ở gần nhà.

Sau khi cha bỏ đi không để lại tin tức gì, Mạnh Quỳnh và mẹ về sống với bà ngoại. Quê hương có ý nghĩa rất lớn với Mạnh Quỳnh trong con đường sự nghiệp sau này.
Sau khi cha bỏ đi không để lại tin tức gì, Mạnh Quỳnh và mẹ về sống với bà ngoại. Quê hương có ý nghĩa rất lớn với Mạnh Quỳnh trong con đường sự nghiệp sau này.

Thuở bé Mạnh Quỳnh đã yêu âm nhạc và thường là ca sĩ biểu diễn cho 2 khán giả là mẹ và bà ngoại nghe.

Mẹ anh là một người rất thương con trai, muốn bù đắp cho con sự thiệt thòi khi thiếu vắng người cha làm chỗ dựa nên biết con trai yêu âm nhạc, tuy cuộc sống kinh tế không mấy dư dật, mẹ vẫn dành tiền cho Mạnh Quỳnh đi học.

Tuy nhiên khi đó mẹ Mạnh Quỳnh vì muốn chiều con nên chỉ muốn anh học cổ nhạc cho vui, còn thì bà vẫn nghiêm khắc yêu cầu Mạnh Quỳnh phải chú ý đến việc trau dồi văn hóa.

Năm 1992, khi Mạnh Quỳnh vừa học xong phổ thông và chuẩn bị thi đại học, thì Mạnh Quỳnh hai mẹ con lên đường qua Hoa Kỳ theo diện con lai và trạm dừng chân đầu tiên là New York.

Trong gần 2 năm đầu ở New York, Mạnh Quỳnh vừa đi làm ở một hãng điện tử vừa đi học thêm Anh văn vào buổi tối. Cuộc sống kinh tế của mẹ con Mạnh Quỳnh khi mới qua Mỹ rất khó khăn, chật vật, làm lụng chỉ đủ ăn tiêu tiết kiệm.

Nhà chỉ có hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau nên Mạnh Quỳnh rất thương mẹ vì đã sớm phải một mình nuôi con, thương mẹ phải xa quê hương đi kiếm sống nơi xứ người. Vì thế Mạnh Quỳnh đã phải tạm bỏ dở việc học hành để chăm sóc cho mẹ trong những ngày tháng đầu tiên trên đất Mỹ.

Sau khi đã dần ổn định cuộc sống ở Mỹ, hai mẹ con Mạnh Quỳnh quyết định rời về tiểu bang Minnesota và sống tại thành phố Lakeville cho đến naỵ

Tại đây Mạnh Quỳnh ghi tên học về ngành điện toán song song với việc học về sáng tác, luyện thanh và guitar tại nhà do một giáo sư người Mỹ hướng dẫn. Niềm đam mê ca hát đã luôn thôi thúc Mạnh Quỳnh phải cố gắng thực hiện được ước mơ của mình bằng mọi giá.

Ở Mỹ, Mạnh Quỳnh thường đi hát cho những tiệc cưới của người Việt, vừa là để giúp vui cho bầu không khí đám cưới, vừa để kiếm thêm chút thu nhập phụ giúp mẹ chuyện kinh tế và có học phí trang trải học hành.

Khi đó các nhạc phẩm mà Mạnh Quỳnh hát thường là các nhạc phẩm được yêu thích của những giọng ca Việt ở hải ngoại nổi tiếng lúc đó là Chế Linh hay Tuấn Vũ. Sau một năm cư ngụ ở tiểu bang Minnesota, cơ may đã đến với Mạnh Quỳnh.

Một số người thấy giọng hát của Mạnh Quỳnh dễ nghe đã động viên Mạnh Quỳnh gửi băng nhạc thu tiếng hát của mình cho trung tâm Người đẹp Bình Dương.

Chỉ một thời gian sau, Mạnh Quỳnh đã nhận được hồi âm của Trung tâm ca nhạc Người đẹp Bình Dương và được mời cộng tác ngay và theo anh đó là một sự may mắn.

Khoảng đầu năm 1996, vào dịp Tết, CD đầu tiên của Mạnh Quỳnh hát chung với Hương Lan mang tên "Hai đứa giận nhau" được tung ra và đã được mọi người đón nhận. Từ sau bước đi đầu tiên đó, Mạnh Quỳnh ngày càng khẳng định mình trên con đường ca hát.

Nghệ danh Mạnh Quỳnh là do anh đã nghĩ ra trong ngày đầu tiên đến Trung tâm Người đẹp Bình Dương. Lần đó khi đến trung tâm, Mạnh Quỳnh đã thu thử bài đầu tiên là bài “Gõ Cửa” của nhạc sĩ Mạnh Quỳnh. Đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh.

Thấy Mạnh Quỳnh là một cái tên hay, hơn nữa để tạo thành một sự tiếp nối thế hệ trước nên Mạnh Quỳnh đã quyết định lấy cái tên này làm nghệ danh, để kỉ niệm về những ngày đầu tiên bắt đầu con đường ca sĩ.

Mạnh Quỳnh là một ca sĩ nhạy cảm, có tâm hồn dễ rung động và đôi chút yếu đuối. Vì thế ở hải ngoại, Mạnh Quỳnh thường được gọi là “Hoàng tử” nhạc sến. Từ nhỏ Mạnh Quỳnh đã yêu thích thơ văn, lại chứng kiến bao hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh ở quê ngoại.

Bức tranh cuộc sống đó đã ghi dấu trong lòng Mạnh Quỳnh và Mạnh Quỳnh chỉ thường hát về những bài hát nói về cái nghèo. Trên sân khấu hải ngoại, Mạnh Quỳnh thường xuất hiện với những bài hát buồn, mang đầy tâm trạng, những bài hát về tình yêu chia ly, về cái nghèo.

Vì thế khán giả luôn nghĩ ca sĩ Mạnh Quỳnh là một người có cuộc sống đầy ưu tư. Có một số nhà chuyên môn chê Mạnh Quỳnh là “ca sĩ hát nhạc bình dân, nhạc phổ thông”, nhưng Mạnh Quỳnh chưa bao giờ phiền lòng về điều đó.

Được hát những loại nhạc bình dân, cho những người bình dân, đặc biệt là những người dân nghèo nghe là niềm vui trong sự nghiệp ca hát của Mạnh Quỳnh.

Thỉnh thoảng Mạnh Quỳnh vẫn về Việt Nam hát. Mỗi chuyến đi như thế, Mạnh Quỳnh thường kết hợp với ca sĩ Phi Nhung – người bạn song ca ăn ý của Mạnh Quỳnh trên sân khấu.

Khác với những ca sĩ hải ngoại khác về Việt Nam để làm live show đình đám, Mạnh Quỳnh về Việt Nam thường đi diễn khắp nơi, tham gia đủ các show lớn nhỏ.

Nguyên nhân là bởi làm liveshow thì chi phí rất cao, nếu bán vé cao thì những người nghèo thì không thể coi được, mà Mạnh Quỳnh thì muốn giọng hát của mình có thể đến với những bà con ở những vùng xa xôi, nghèo khó.

Vì thế lần nào về nước, Mạnh Quỳnh cũng đi diễn khắp nơi, từ thành phố đến nông thôn. Có chuyến về Việt Nam 16 ngày, Mạnh Quỳnh diễn tới 14 đêm từ Nam ra Bắc, từ miền Tây Nam bộ đến đồng bằng Bắc bộ.

(Kỳ II: Mạnh Quỳnh: Chàng ca sĩ chỉ thích hát cho người nghèo )

  • Lâm Bình
     
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn