Không những để làm đẹp, hoa hồng còn có tác dụng “thần kỳ” chữa bệnh

( PHUNUTODAY ) - Ngoài việc mang đến cảm giác lãng mạn, dễ chịu, chiết xuất của tinh dầu hoa hồng còn có nhiều ích lợi cho sức khỏe

Có nhiều loại hoa hồng nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ (mai khôi hoa) và trắng (hồng bạch)  để làm thuốc. Hoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc. Để làm thuốc người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.

Theo y học cổ truyền, hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.

Hồng là loại hoa chứa hầu như đầy đủ các chất trong Bảng hệ thống tuần hoàn. Chúng chứa canxi giúp cơ thể trao đổi chất tốt và tiêu hoá các loại thức ăn. Kali trong hoa hồng có vai trò quan trọng cho hoạt động của tim, chất đồng thì giúp chống lại bệnh ho ra máu và cải thiện các tuyến nội tiết.

hoa-hong-chua-benh phunutoday

 

Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời của hoa hồng:

1. Điều trị da bị kích ứng: Hòa tan 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào 2 muỗng súp dầu hạnh nhân. Dùng bông cotton để thoa dung dịch này lên vùng da bị kích ứng.

2. Làm sạch phổi: Đã từ rất lâu, liệu pháp xông hơi với tinh dầu hoa hồng giúp làm giảm tình trang viêm hô hấp, hen suyễn, cảm cúm, nóng sốt. Nhỏ 5 giọt tinh dầu vào nước vừa đun sôi để xông. Để gần mặt vào chậu nước tinh dầu, có thể dùng khăn lông trùm lại để tập trung hơi nước.

3. Dưỡng ẩm cho da: Hòa tan 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào một hoặc 2 muỗng súp dầu jojoba rồi massage đều khắp vùng mặt. Bạn cũng thể hòa dung dịch này vào bồn tắm và tận hưởng cảm giác thư thái. Hương thơm của hoa hồng giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan nội tạng và loại bỏ những chất độc trong cơ thể.

4. Chống các bệnh ngoài da và hạn chế vết thương mưng mủ: Các nhà nghiên cứu cho biết, vi khuẩn sẽ chết trong vòng 5 phút sau khi tiếp xúc với cánh hoa hồng tươi, điều này sẽ làm cho hoa hồng trở thành một loại dược phẩm hoàn hảo để chống lại các bệnh ở da. Cánh hoa hồng tươi còn hạn chế mưng mủ vết thương và vết bỏng. Chúng cũng có thể làm dịu những vết ngứa do dị ứng gây ra.

5. Giảm đau cơ bắp: Nhỏ 4-6 giọt tinh dầu hoa hồng vào nước thật nóng hoặc thật lạnh. Thấm nước đã pha tinh dầu vào một miếng gạc và đắp trực tiếp lên vùng cơ bị đau. Dùng khăn lông hoặc miếng vải bọc bằng nilông để ủ vùng vết thương. Liệu pháp này đặc biệt hữu dụng để giảm đau nhức ở những vùng cơ bị viêm.

6. Trị khai huyết và tăng cường sức khỏe cho tuyến nội tiết: Cánh của hoa hồng có chứa vtamin C, carotene, các loại vitamin nhóm B và vitamin K- chất cần thiết để điều trị bệnh ho ra máu (bệnh khai huyết). Hầu hết các chất khoáng trong Bảng Hệ thống tuần hoàn Men-đê-lê-ép đều có trong cánh hoa hồng. Chúng có chứa canxi nên giúp cơ thể trao đổi chất tốt và giúp tiêu hoá các loại thức ăn. Kali trong hoa hồng cũng có vai trò quan trọng cho hoạt động của tim, chất đồng thì giúp chống lại bệnh ho ra máu và cải thiện các tuyến nội tiết. Chất Iodine tốt cho tuyến giáp cũng được phát hiện có trong cánh hoa hồng. Những tác dụng vô kể của hoa hồng đã đưa nó trở thành một loại dược phẩm đầu tiên của đất trời. Người ta cho rằng, bứt những cánh hoa hồng nở rộ vào buổi sớm tinh mơ khi không khí còn trong lành và ẩm, đặc biệt là những sáng có mưa nhiều và sương mù, có khả năng chữa bệnh rất tốt. Sau khi ngắt những cánh hoa này, mang đi sao hoặc sấy khô hay sử dụng để điều trị bênh luôn chứ không được rửa vì khi rửa bằng nước, nó sẽ làm mất hết những thành phần chữa bệnh của cánh hoa. Cánh hoa hồng cũng có thể sắc lấy nước hoặc lấy tinh dầu để trị bệnh.

hoa-hong-chua-benh1 phunutoday

 

7. Chống cảm cúm, sốt, rối loạn thần kinh, viêm lợi và đau tim: Bột của cánh hoa hồng phơi khô trộn với mật ong là một phương thuốc hiệu nghiệm để chống lại bệnh viêm miệng, viêm lợi. Đau đầu, ốm yếu và suy nhược cơ thể có thể điều trị bằng xông hương và tinh dầu của hoa hồng. Cách này cũng có tác dụng với những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị loạn dây thần kinh chức năng và thể lực kém. Tinh dầu hoa hồng cũng có thể làm khoẻ mạnh các cơ tim và đó là điều lý giải vì sao các bác sĩ thường sử dụng liệu pháp xông hương hoa hồng để điều trị bệnh. Tắm bằng nước hoa hồng là một liệu pháp hoàn hảo chống lại các bệnh ở thần kinh, làm sạch da, làm dịu những lo lắng và mang lại sự thư thái, sảng khoái cho con người.

8. Hạt hoa hồng cũng có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lợi tiểu: Hàm lượng sắt tuyệt vời có trong nó giúp điều hòa kinh nguyệt phụ nữ. Dầu từ hạt hoa hồng còn làm giảm các vết sẹo và rạn da do mang thai và sinh nở do nó có tính tạo mô rất mạnh

8. Trà hoa hồng chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày: Trà chế biến từ cánh hoa hồng (khoảng một muỗng cánh hoa hồng phơi khô cho mỗi cốc nước) có khả năng chống cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản và chứng loạn thần kinh chức năng. Đây cũng là loại nước uống nhiều vitamin. Mứt làm từ cánh hoa hồng là đơn thuốc tự nhiên tuyệt vời, đặc biệt là vào thời tiết lạnh.

9. Chữa hôi miệng: Đây là nỗi “phiền muộn” của rất nhiều bạn vì hơi thở khiến cho các bạn ấy không tự tin khi nói chuyện trước đám đông. Để khắc phục tình trạng này các bạn có thể dùng cánh hoa hồng để làm thuốc cho mình. Teens lấy khoảng 5g hoa hồng. Sau đó có thể hãm với nước sôi (như hãm chè) để nguội rồi dùng nước này để ngậm, súc miệng. Hoặc các bạn có thể nhai trực tiếp cánh hoa hồng.

10. Tăng cường hệ miễn dịch, chống vi khuẩn và bảo vệ đường tiêu hoá: Tinh dầu của hoa hồng là thành phần cơ bản của dược phẩm tự nhiên kỳ diệu, có tác dụng kích thích và can bằng hệ miễn dịch cũng như hệ thần kinh con người. Tinh dầu hoa hồng giúp cải thiện hoạt động của các tuyến nội tiết, loại bỏ rối loạn và của các cơ quan và phục hồi các tế bào. Ngoài ra nó cũng rất tốt cho đường tiêu hoá nhờ khả năng làm lành các màng nhầy bị tổn thương, chống lại các vi khuẩn và giúp lên men số men thiếu hụt ở trong ruột và dạ dày.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT