Làm thế nào để trẻ sốt mà không bị co giật?

( PHUNUTODAY ) - Trong việc chăm lo trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có biết bao nhiêu sự thắc mắc, vậy trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, làm thế nào để trẻ bị sốt mà không bị co giật?

Làm thế nào để xử lý khi trẻ bị sốt?

Các bác sĩ cũng lưu ý trước đây khi trẻ lên co giật, cha mẹ được khuyên nên nhanh chóng cho vật gì đó như ngón tay, thìa... chèn hai bên răng bé để trẻ đỡ cắn lưỡi. Khuyến cáo mới hiện nay thì ngược lại, không nên cho ngón tay hay bất cứ vật gì khi trẻ đang lên cơn giật.

Một số cách xử trí khi trẻ co giật như sau:

+ Trước hết cha mẹ cần bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng về một bên. Mục đích để đường thở được thông, đờm dãi sẽ chảy ra ngoài để trẻ không nuốt vì nếu nuốt vào phổi gây tắc sẽ rất nguy hiểm. Lưu ý, giữ đầu trẻ thẳng, không được gập để bé thở tốt.

13.lam-the-nao-de-tre-bi-sot-ma-khong-bi-co-giat-1-phunutoday.vn

 

+ Để trẻ trong tư thế nằm nghiêng, nới rộng quần áo nếu đang mặc chật quá, chỉ một lúc trẻ sẽ hết co giật.

+ Không nên nhiều người vây xung quanh bé, người sờ chân tay, người lay không có tác dụng mà chỉ làm hại thêm. Mọi người cần đứng tránh xa cho bé thoáng khí, có ôxy để thở.

+ Tuyệt đối không cho ngón tay vào miệng bé dù trẻ đang cắn giật, kể cả khi cấp cứu. Chờ lúc trẻ hết co giật thì có thể lấy khăn cho vào miệng bé để phòng trường hợp có cơn giật sau.

+Trẻ tỉnh táo, khóc mà vẫn sốt cao thì dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống thuốc để hạ sốt, sau đó đưa trẻ đi khám để biết xem có bệnh gì khác ngoài sốt không.

Một số những triệu chứng khi trẻ bị sốt cao

+ Sốt cao, co giật nhẹ: Những trẻ bị sốt cao, co giật nhẹ cơn co giật thường kéo dài 15 phút, trẻ không có dấu hiệu thần kinh cục bộ và cơn co giật chỉ diễn ra một lần.

Ở thể nhẹ bệnh thường tự khỏi, 90% ca không để lại bất cứ di chứng nào.

+  Sốt cao, co giật nặng: Sốt cao, co giật nặng thường do sốt kèm các triệu chứng như: Cơn co giật kéo dài trên 15 phút, vận động cục bộ ở não, dẫn đến làm liệt todd (liệt sau cơn co giật).

13.lam-the-nao-de-tre-bi-sot-ma-khong-bi-co-giat-2-phunutoday.vn

 

Ở thể nặng, trẻ thường bị trên 1 cơn co giật trong vòng 24 giờ. Khi bị sốt cao co giật nặng, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tổn thương, có 7% ca bị sốt cao co giật phức tạp bị suy giảm thần kinh, dẫn đến bịđộng kinh.

+ Sốt cao, động kinh: Trẻ sốt cao, động kinh, các cơn co giật diễn ra nhiều lần.

Một nghiên cứu mới đây được tiến hành trên 1.706 trẻ co giật do sốt cao, thì có 8% trường hợp cơn co giật kéo dài trên 15 phút, 4% cơn co giật kéo dài 30 phút và 25% trường hợp sốt cao động kinh.

Thông thường ở trẻ nhỏ, co giật nửa người sau đó tự khỏi hoặc nếu không điều trị kịp thời có thể gây liệt nửa người. Ở những trẻ do sốt cao động kinh, thường biến chứng thành liệt cứng hoặc động kinh cục bộ vận động.

Khi trẻ bị sốt cao động kinh sẽ làm hoại tử vỏ não, hạch nền, tiểu não, hoại tử cấu trúc thùy thái dương và đồi thị vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

Hướng dẫn một số cách sơ cứu tại nhà khi trẻ bị sốt cao, co giật

Bước 1:

Khi trẻ bị sốt cao, co giật, cha mẹ nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo của trẻ.

Bước 2:

Sau đó dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ trẻ và trán, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.

Bước 3:

Khi bị sốt cao, co giật trẻ không thể uống được thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với trẻ 2 dưới 2 tuổi dùng viên viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.

Bước 4:

Khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh dịch hậu môn vào phổi gậy nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Bước 5:

Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn