Lễ cúng mời ông bà tổ tiên về ăn TẾT cần chú ý những gì?

( PHUNUTODAY ) - Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

Nguồn gốc, ý nghĩa

Đối với dân tộc ta, chữ Hiếu được xem là một trong những thước đo phẩm chất của con người. Và một trong những cách thể hiện cho tròn chữ hiếu đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà. Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta thường hay mời ông bà về chung vui với mình. Đó là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết.

Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. Ngoài ra, nó cũng là một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ Hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.

tet phunutoday

 

Chính vì lẽ đó mà từ nhà giàu sang cho đến gia đình nghèo khó đều đặt bàn thờ gia tiên ở nơi trang trọng nhất, ngay chính giữa nhà, như là sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.

Vì vậy vào các dịp đầu năm mới, ngày giỗ, con cháu tề tựu đông đủ việc cúng tổ tiên được tổ chức long trọng.

Vào đúng giao thừa, người ta đặt thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.

 Nghi thức cúng gia tiên: Khi cúng thì chủ gia đình phải bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc "đông bình tây quả”, rượu và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp hương, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Hương (nhang) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn.

Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên ngưòi quá cố, ngày tháng năm (dương lịch và âm lịch), tên địa phương mình ở, tên mình và tên những ngưòi trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện,... Riêng tên ngưòi quá cố ta phải.khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tùy theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của cúng, khấn, vái, và lạy.

 - Cúng: Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa, thìa lên bàn thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phưốc lành 

 Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương, khấn, lạy, và vái.

tet- phunutoday

 Ảnh minh họa

- Khấn: Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chôn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Ngưòi ta thưòng nói khấn vái là vậy.

- Vái: Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ỏ trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn