Mẩu chuyện kinh điển về giáo dục bố mẹ và thầy cô nên đọc

( PHUNUTODAY ) - Bố mẹ, thầy cô thường chỉ khen học sinh khi các con có thành tích học tập cao nhưng ít người khen ngợi khi các con biết quan tâm tới mọi người. Trước khi dạy con thành tài, hãy dạy con thành người tử tế.

 Lá thư của thầy hiệu trưởng

Một người may mắn sống sót trong trại tập trung của Đức Quốc xã trước đây sau này trở thành hiệu trưởng của một trường trung học ở Mỹ. 

Mỗi khi trường có giáo viên mới đến, vị hiệu trưởng đều gửi họ một bức thư, trong thư viết:

"Thầy/cô giáo thân mến, tôi đã tận mắt chứng kiến những cảnh tượng mà loài người không nên nhìn thấy: 

Phòng hơi ngạt là do một kỹ sư có trình độ cao thiết kế và xây dựng ra; trẻ con bị những bác sĩ có kiến thức uyên thâm hạ độc mà chết; trẻ sơ sinh thì bị những y tá được huấn luyện cứng tay sát hại. 

Nhìn thấy tất cả những thứ đó, tôi nghi ngờ: Giáo dục suy cho cùng là vì cái gì? Thỉnh cầu của tôi là: Xin hãy giúp những đứa trẻ trưởng thành và trở thành người có nhân tính. Chỉ khi giúp cho những đứa trẻ của chúng ta có nhân tính rồi, thì việc học đọc, viết, tính toán mới có giá trị."

day-tre-tu-te-640x383

Hiển nhiên, con người có một mặt của thú tính và một mặt của thiên sứ. Mục đích của giáo dục là khiến cho linh hồn của con người được luyện tập, từ đó khắc phục, át chết mặt thú tính để chuyển hóa sang mặt thiên sứ.

Giáo dục nên được hiểu là sự dẫn dắt tích cực về linh hồn của con người chứ không chỉ đơn thuần là sự tích lũy về trí thức, nhận thức lý trí.

Đây chính là ý nghĩa vô cùng vĩ đại và vĩnh cửu của giáo dục. Nếu không, trí thức mà bạn sở hữu càng nhiều, sẽ càng nguy hại cho nhân loại, cho sinh mệnh

 Những gợi ý, quan điểm sau đây có lẽ sẽ giúp các bậc cha mẹ phần nào có được cái nhìn rõ và thấu đáo hơn.

Quan tâm tới người khác nên là việc được ưu tiên

Tại sao? 

Các bậc cha mẹ thường quan tâm tới niềm vui và thành tích của con cái hơn là việc bọn trẻ có biết quan tâm tới người khác hay không. Nhưng trẻ em cần học cách cân bằng nhu cầu của bản thân và nhu cầu của người khác, cho dù đó chỉ là việc chuyền quả bóng cho đồng đội hay quyết định lên tiếng bênh vực một người bạn bị bắt nạt.

Bằng cách nào?

Cha mẹ cần nói cho trẻ biết rằng quan tâm tới người khác nên là ưu tiên hàng đầu. Phụ huynh cần đặt ra những kỳ vọng cao về mặt đạo đức, ví dụ như yêu cầu trẻ thực hiện những cam kết, lời hứa của mình cho dù điều đó có thể làm trẻ không vui. Ví dụ, trước khi trẻ quyết định rời khỏi đội bóng, ban nhạc hoặc chấm dứt tình bạn với ai đó, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ xem xét nghĩa vụ của mình với tập thể đó và khuyến khích trẻ tìm ra vấn đề trước khi bỏ.

Hãy thử:

- Thay vì nói rằng “điều quan trọng nhất là con thấy vui vẻ”, thì hãy nói “điều quan trọng nhất là con phải tử tế”.

- Hãy đảm bảo rằng trẻ luôn ứng xử tôn trọng với người khác, ngay cả khi chúng mệt mỏi, lo lắng hay tức giận

- Hãy nhấn mạnh tới sự quan tâm khi bạn tương tác với những người khác trong cuộc sống của trẻ. Ví dụ, hãy hỏi giáo viên xem con bạn có phải là một cá nhân tốt trong tập thể không.

Mở rộng phạm vi quan tâm của trẻ

Tại sao?

Hầu hết trẻ chỉ quan tâm tới mọi người trong phạm vi nhỏ như gia đình, bạn bè. Khó khăn của chúng ta là giúp trẻ học cách quan tâm tới những người ở phạm vi rộng hơn như bạn mới trong lớp, bảo vệ trường học, một con người ở đất nước xa xôi nào đó.

Bằng cách nào?

Trẻ cần lắng nghe và hòa nhập vào cộng đồng xung quanh mình, cũng như xem xét một ai đó mà trẻ gặp gỡ hàng ngày ở nhiều góc độ. Trẻ cũng cần xem xem những quyết định như rời khỏi ban nhạc, câu lạc bộ thể thao có gây ảnh hưởng tới những người khác trong tập thể đó hay không. Đặc biệt là trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa của chúng ta, trẻ cần mở rộng sự quan tâm tới những người sống ở những nền văn hóa, cộng đồng khác.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn