Những thực phẩm quen thuộc sẽ trở thành "độc dược" khi dùng trong những trường hợp sau

( PHUNUTODAY ) - Những thực phẩm này nếu bảo quản hoặc chế biến sai cách sẽ gây nguy hại rất lớn đến sức khỏe của bạn và gia đình. Hãy chú ý nhé!

 1. Măng

Xyanua là chất gây độc trong măng. Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại.

Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.

cach-ngam-mang-chua-ngon-de-nau-canh-1

2. Thịt đã qua chế biến

Các sản phẩm thịt chế biến nhiều nhất, bao gồm các loại thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, thường chứa chất bảo quản hóa học làm chúng luôn tươi và hấp dẫn, nhưng đây cũng là tác nhân gây ung thư.

Hàm lượng muối nitrit và nitrat trong thịt đã qua chế biến có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ đại tràng và các hình thức khác của bệnh ung thư.

Vì vậy, hãy chắc chắn chọn các sản phẩm thịt không có nitrat, tốt nhất là sử dụng thịt còn tươi sống cho các bữa ăn của gia đình để phòng ngừa bệnh tật.

3. Khoai mì

Trong khoai mì cũng có chứa chất độc xyanua. Khi luộc, nhất là luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước. Người ăn phải chất này với hàm lượng cao sẽ bị ngộ độc.

Cách tốt nhất để loại bỏ chất xyanua trong sắn là lột vỏ, sau đó ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc. Ngoài ra, trong lúc luộc, nên mở nắp nồi để chất xyanua bay hơi đi, lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

4. Khoai tây mọc mầm

Nếu để lâu, khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solanine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm, bạn có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

khoai-tay-moc-mam

5. Bột mì tinh chế

Bột mì tinh chế là một thành phần phổ biến trong các loại thực phẩm chế biến, như bánh ngọt, bánh mì,…nhưng hàm lượng carbohydrate dư thừa của nó là một mối quan ngại lớn.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology phát hiện ra rằng tiêu thụ thường xuyên carbohydrates tinh chế có thể gia tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ lên 220%.

Thức ăn giàu đường nhìn chung đều có khả năng làm tăng mức đường huyết trong cơ thể – từ đó trực tiế làm tăng trưởng và lây lan các tế bào ung thư.

6. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng sẽ có cảm giác đắng chát và có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm hơn.

7. Củ cải trắng

Ngay cả loại thực phẩm quen thuộc như củ cải trắng cũng có thể chứa độc tố. Độc tố trong củ cải trắng là furocoumarins và chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Do đó, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ cải để tránh ngộ độc. Khi được nấu chín củ cải cũng sẽ hết độc.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn