Mắc bệnh chân tay miệng nên ăn uống như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Chế độ ăn uống của trẻ rất quan trọng giúp trẻ hồi phục bệnh. Trẻ nên và không nên ăn gì khi mắc bệnh bố mẹ cần lưu ý.

Trong thời gian trẻ mắc bệnh nên cho trẻ ăn những món mà trẻ thích. Ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo, bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thức ăn nên thật nguội, thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn. Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ sữa chua hay một ly sữa mát. Khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh flan, một hũ sữa chua hoặc một ly nước trái cây lạnh.

Ăn uống là yếu tố quan trọng để phục hồi thể lực cho trẻ. Sau khi ăn, súc miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ. Sau đó mới cho ăn bữa khác. Cho trẻ ăn đủ bữa (3 –5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau), ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng. Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh. Khi trẻ hồi phục và hết các vết loét gây đau trong miệng, cần động viên trẻ ăn uống bình thường trở lại. Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất và cả kẽm theo chỉ định của bác sĩ.

chan-tay-mieng-2

 Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất và cả kẽm chữa bệnh chân tay miệng

Tuyệt đối không cho trẻ ăn những thức ăn cứng, sống, mất vệ sinh. Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (khoảng từ 5 - 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh. Cũng không ép trẻ ăn nhiều một lúc vì sẽ gây cảm giác khó chịu. Với trẻ nhỏ ép ăn sẽ khiến cho trẻ khóc và gây mệt mỏi.- Không cho trẻ ăn thức ăn nóng sẽ làm trẻ đau không nuốt được. Không kiêng khem thực phẩm gì khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 – 5 ngày) và cho trẻ quay trở lại chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi.

Khi trẻ quấy khóc, không nên la mắng trẻ. Không để trẻ tiếp xúc với các trẻ khác, dùng chung đồ ăn, đồ chơi, không dùng muỗng, thìa có cạnh sắc. Không kiêng gió, kiêng tắm, không ủ trẻ quá kĩ. Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách.

Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng và quá nóng. Cho trẻ ăn những thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng, thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn cứng và nóng.

Sau khi ăn, súc miệng trẻ sạch sẽ và để nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3 – 4 giờ. Sau đó mới cho ăn bữa khác. Cho trẻ uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định bác sĩ.

Đừng tránh việc tắm cho trẻ, thay vào đó, hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ở những nơi kín gió và sử dụng xà phòng sát khuẩn. Cần lưu ý khi trẻ bị bệnh chân tay miệng ở mức độ nhẹ có thể chữa trị tại nhà thì vẫn cần đưa trẻ đi tái khám một cách định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh. Đặc biệt là theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, đây là 2 dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh của trẻ có biến chứng hay không.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link