Mách mẹ bí quyết dùng mắt thường để nhận biết thịt ‘ngậm’ hóa chất

( PHUNUTODAY ) - Những bí quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp các bà nội trợ lựa chọn được thịt lợn sạch, không thuốc tăng trọng và chất bảo quản.

Mẹo nhận biết thịt lợn thường và thịt ngậm hóa chất

Trên thị trường hiện bán rất nhiều loại thịt có chứa chất kích thích tăng trưởng gây nguy hại lớn cho sức khỏe con người. Theo một số nghiên cứu khoa học nếu ăn loại thịt lợn này có thể dẫn tới các triệu chứng: tăng cường mạch đập, tăng huyết áp, trúng độc, buồn nôn… Nặng hơn có thể dẫn tới biến đổi giới tính, cấu trúc cơ thể. Không dễ để nhận biết loại thịt này. Tuy nhiên, các bà nội trợ vẫn có thể chọn được những miếng thịt ngon thông qua cảm quan bề ngoài.

Với thực tế hiện nay, việc phân tích hoá học để phát hiện tồn dư hormone trong thịt lợn không phải là công việc thường xuyên được tiến hành tại các chợ, các điểm giết mổ... nên người tiêu dùng chỉ có thể nhận biết thịt lợn được nuôi tăng trọng bằng một số dấu hiệu dưới đây.

20160406073435-nac3
 

Thịt lợn tươi

Màng ngoài khô, sạch, không dính lông, tạp chất lạ, màu sắc đỏ tươi đặc trưng, độ rắn, mùi vị bình thường.

Mặt khớp láng và trong, dịch hoạt trong.

Vết cắt có màu sắc bình thường, sáng, khô.

Rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính.

Tủy bám chặt vào thành ống tủy, màu trong, đàn hồi.

Thịt lợn kém tươi, ôi và có tẩm hóa chất

Màu hơn xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màu đỏ khác thường, có thể dính tay hoặc dính các vật liệu bao gói, chứa đựng, lem màu qua môi trường tiếp xúc.

Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt, mặt khớp có nhiều nhớt, dịch hoạt đục.

Vết cắt màu sắc tối, hơi ướt.

Khi lấy ngón tay ấn vào, thịt ôi sẽ có vết lõm còn lâu, không trở lại bình thường, dính nhiều. Thịt kém tươi khi ấn ngón tay để lại vết lõm, sau đó trở lại bình thường, dính.

Tủy róc ra khỏi ống tủy, màu tối hoặc nâu, mùi hôi.

Nhận biết thịt lợn ăn tăng trọng, chất tạo nạc

Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày. Tuy nhiên hiện một số nơi đã nhập giống lợn siêu nạc, nên người tiêu dùng không nên đánh đồng giữa thịt lợn giống siêu nạc và thịt lợn siêu nạc do hóa chất. Để phân biệt 2 loại thịt này có thể dựa vào cảm quan và cảm nhận khi chế biến.

Mùi vị: Khi còn sống, thịt lợn siêu nạc sẽ có mùi tanh hơn thịt lợn sạch.

Kiểm tra lớp mỡ: Lợn siêu nạc thường có lớp mỡ mỏng dưới 1cm và lỏng lẻo, phần nạc bám sát vào da. Còn với thịt lợn bình thường, mỡ thường dày 1,5 – 2cm có màu trắng trong đến trứng ngà, ăn giòn và không ngấy như thịt mỡ lợn nuôi bằng cám tăng trọng.

Do đó nếu quan sát nếu thấy phản thịt toàn nạc, phần nạc và mỡ tách rời thì không nên mua.

Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi trong khi thịt lợn siêu nạc thường có màu đỏ đậm khác thường, sáng và bóng. Mặt da có thể xuất hiện những đốm đỏ.

Kiểm tra khối thịt: Với thịt lợn sạch, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt đều, đường cắt mặt thịt khô ráo.

Thịt chứa tồn dư chất cấm thường khô hơn, cứng hơn và ít đàn hồi. Lợn ăn chất tạo nạc sẽ có cảm giác như ứ nước bên trong, cục nạc nổi thành u, khi thái có thể có dịch vàng chảy ra.

Một cách thử đơn giản khác là khi thái thịt thành miếng dày 3-4 cm, nếu không đứng thẳng được thì đó là thịt đã nuôi tăng trọng.

Khi chế biến: Thịt lợn sạch khi luộc nước trong, không váng bẩn, khi rang miếng thịt nở ra, không ra nước, có mùi thơm.

Thịt siêu nạc hoặc nuôi cám tăng trọng khi luộc thường nhiều váng, nước có mùi hôi, khi rang ra nhiều nước, ăn khô.

Nếu lợn được người chăn nuôi cho ăn kháng sinh, khi nấu thịt sẽ bốc hơi mùi kháng sinh dễ nhận biết.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link