Mang thai, nhau bám mặt trước hay mặt sau tốt hơn?

( PHUNUTODAY ) - Mẹ bảo rằng nghe nói nhau bám mặt trước thì baby của mình sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn đấy. Chỉ mỗi cái là sẽ cảm nhận bé máy muộn hơn.

Mẹ bảo rằng nghe nói nhau bám mặt trước thì baby của mình sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn đấy. Chỉ mỗi cái là sẽ cảm nhận bé máy muộn hơn.

Đang mang thai, thi thoảng gặp em, một số chị lại hỏi: Em nhau bám mặt nào vậy, trước hay sau?

Cứ thấy mọi người hỏi vậy, em lại đâm lo lắng. Không biết nhau bám mặt nào thì tốt nhất cho 2 mẹ con nhỉ? Em lúc trước đi siêu âm 22 tuần thì cũng thấy bác sĩ bảo nhau bám mặt trước. Bác sĩ cũng nói hoàn toàn bình thường nên em cũng chả để ý.

Thế mà thấy mọi người hỏi em nhiều về vị trí nhau bám trước sau này quá trời. Mà em lại mù tịt về chuyện này mới sợ chứ. Các chị còn bảo “Ơ phải cẩn thận đó mẹ nó không là bị rau tiền đạo thì nguy hiểm lắm”.

Ảnh MH
Thế mà thấy mọi người hỏi em nhiều về vị trí nhau bám trước sau này quá trời. Mà em lại mù tịt về chuyện này mới sợ chứ.

Em có hỏi mẹ em để mong mẹ cho em chút kinh nghiệm và giải thích rõ ràng giúp. Bởi vì mang bầu nên cứ có thông tin gì không hay là em cảm thấy lo lắng. Theo như mẹ em nói thì nhau bám mặt trước khi mang thai tức là bám ở trước bụng mình.

Vì vị trí nhau bám mặt trước này nên những phụ nữ mang bầu có nhau bám mặt trước thường cảm nhận bé máy muộn hơn so với những mẹ có nhau bám mặt sau.

Ngược lại những phụ nữ mang bầu nào mà nhau bám mặt sau thì thì sẽ cảm nhận bé đạp hay máy trong bụng sớm hơn. Với những phụ nữ này, họ sẽ có thể cảm nhận được em bé máy sớm.

Còn những chị em có nhau bám mặt trước thì con máy muộn. Phải tầm ngoài 20 tuần mới bắt đầu thấy con đạp. Lúc con đạp, có khi đang làm bị con đạp giật cả mình. Nhìn xuống thấy cái áo nhô lên xẹp xuống mà mẹ thích và hạnh phúc lắm đấy.

Có lẽ vì vậy mà mình lúc 18 tuần không thể cảm nhận được bé máy. Và hình như khi mới biết máy bé máy nhẹ lắm có thể mẹ không cảm nhận được. Dù mình đã để ý chút xíu nhất là vào ban đêm và lúc nằm ngửa rồi.

Ban ngày mình bận việc nên cũng không chú ý con có máy hay không nhưng nói chung mình không cảm nhận được thai máy trong bụng.

Phải sang tuần 22 trở đi thì bé máy mạnh và nhiều hơn, lúc này mình mới cảm nhận được. Vì thế có phải đúng như mẹ mình nói, phụ nữ bầu bí mà nhau bám mặt trước thì cảm nhận con máy chậm và muộn hơn những người có nhau bám mặt sau không?

Ảnh MH
Mẹ bảo rằng nghe nói nhau bám mặt trước thì baby của mình sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn đấy. Chỉ mỗi cái là sẽ cảm nhận bé máy muộn hơn.

Mẹ mình cũng nói nhau bám mặt trước hay mặt sau thì không nguy hiểm. Chúng chỉ nguy hiểm khi được bác sĩ chẩn đoán là bị rau tiền đạo. Bởi vì tùy từng trường hợp bác sỹ có thể phải chỉ định mổ.

Có một điều nữa mà mẹ mình cũng chia sẻ khi mang bầu nhau bám mặt trước. Mẹ bảo rằng nghe nói nhau bám mặt trước thì baby của mình sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn đấy. Chỉ mỗi cái là sẽ cảm nhận bé máy muộn hơn. Vì thế, các mẹ bầu không phải lo nhé.

Nghe mẹ nói vậy, mình cũng thấy yên tâm hơn. Với lại đi khám bác sĩ bảo bình thường. Nhưng có nhiều chị em hỏi vấn đề này quá, mình lại thấy hơi lăn tăn. Chỉ sợ thai kỳ có vấn đề gì mà không biết lại bị bỏ qua rồi gây nguy hiểm cho con thì mình ân hận lắm.

  • Thanh Hà (Tôn Đức Thắng, HN)

[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn