Mẹ bầu mang thai bị huyết áp cao có sao không?

( PHUNUTODAY ) - Tong thời gian mang thai, việc các mẹ bầu cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe là điều vô cùng quan trọng. Vậy các mẹ bầu có những lưu ý gì trong việc chăm sóc cơ thể mẹ và bé hay không? Và việc mẹ bầu mang thai khi bị cao huyết áp có sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Những dấu hiệu bà bầu bị cao huyết áp

Mẹ bầu có biết, chứng cao huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Mẹ bầu được cho là bị cao huyết áp khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai.

Khi bị tăng huyết áp, mẹ bầu thường thấy xuất hiện một số triệu chứng điển hình như:

1.me-bau-mang-thai-bi-cao-huyet-ap-co-sao-khong-1-phunutoday.vn

 

+ Cảm giác căng thẳng, khó chịu

+ Nhức đầu, thấy ù ù trong tai

+ Hoa mắt, chóng mặt

+ Tê hoặc ngứa ran ở các chi

+ Buồn nôn và nôn

+ Xuất hiện vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc

+ Chảy máu mũi

+ Nếu nhìn thấy mờ đi, tay chân và mặt bị phù thì bệnh đã nặng.

Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng trên thì mẹ bầu phải đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời. Các mẹ bầu cần lưu ý rằng cao huyết áp cũng chính là một trong những dấu hiệu của chứng tiền sản giật – một tai biến sản khoa vô cùng nguy hiểm trong thai kỳ đấy nhé!

Một số nguyên nhân khiến bà bầu bị cao huyết áp

1. Tăng huyết áp vô căn

Tăng huyết áp vô căn chiếm 3-5% trong tổng số phụ nữ mang thai và có xu hướng ngày càng tăng do phụ nữ ngày nay thường sinh con muộn hơn. Nếu các mẹ được kiểm soát huyết áp tốt thì quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra bình thường.

1.me-bau-mang-thai-bi-cao-huyet-ap-co-sao-khong-2-phunutoday.vn

 

Tuy nhiên nếu tăng huyết áp vô căn nặng (huyết áp tâm trương trên 110 mmHg) trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì nguy cơ tiền sản giật tăng lên đến 46% và cũng tăng nguy cơ cho cả mẹ và thai nhi.

2. Tăng huyết áp do thai nghén

Hiện tượng này thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ ở các phụ nữ có số đo huyết áp trước lúc mang thai hoàn toàn bình thường và không kèm theo protein niệu và các dấu hiệu của tiền sản giật.

Tăng huyết áp thai nghén chiếm 6-7% tổng số phụ nữ mang thai và bệnh sẽ tự động khỏi khi hết thời kỳ hậu sản. Nguy cơ tiền sản giật là 15-26%. Nếu tăng huyết áp xuất hiện vào tuần thứ 36 của thai kỳ thì nguy cơ chỉ còn 10%.

3. Tăng huyết áp do tiền sản giật

Tiền sản giật là một tai biến sản khoa thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Khi bị tiền sản giật, mẹ bầu sẽ có các triệu chứng như phù nề tay chân và vùng mặt, huyết áp tăng cao, xuất hiện protein trong nước tiểu.

Đặc biệt, khi xuất hiện các triệu chứng này, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để xử trí kịp thời bởi tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và thai nhi.

Ngoài ra, chứng cao huyết áp còn do một số nguyên nhân sau:

Mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi).

Dòng họ có người bị cao huyết áp.

Mẹ bầu béo phì, tiểu đường thai kỳ, viêm thận mãn tính, trước khi mang thai đã bị cao huyết áp.

Bà bầu bầu mang song thai, đa thai.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không tốt, bà bầu bị thiếu máu trầm trọng cũng dễ dẫn đến cao huyết áp.

Bà bầu bị đa ối, dư ối.

Thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường.

Những lưu ý quan trọng khi mẹ bầu bị cao huyết áp

+ Quá cân dễ cũng rất dễ tăng huyết áp

Những người thừa cân thường hay bị cao huyết áp, đối với phụ nữ mang thai cũng vậy. Đây là một trong những nỗi lo của nhiều chị em.

Vì vậy, cần chú ý trong thai kỳ nên ăn uống đủ chất cho cả mẹ và con chứ không nên ăn uống “vô tội vạ” gây quá cân, điều này sẽ càng khiến chứng bệnh cao huyết áp thêm nghiêm trọng hơn.

+ Tuổi sản phụ cao cũng dễ tăng huyết áp

Đối với những sản phụ từ 30 trở lên có nguy cơ bị cao huyết áp hơn những sản phụ khác, nhất là từ độ tuổi 35 mà vẫn mang thai.

Chính vì vậy, các bà bầu bị tăng huyết áp nên chú ý, tuổi tác cao cũng là 1 phần nguyên nhân gây bệnh, vì thế nếu vốn đã biết mình bị chứng bệnh này trước đó thì từ 35 tuổi trở đi không nên sinh con.

+ Hãy chú ý về dinh dưỡng dành cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng cũng quyết định nhiều đến huyết áp của chị em khi mang thai. Nếu muốn giữ huyết áp ổn định nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu như canxi, kali và nhiều dưỡng chất khác có trong thịt cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả… và mẹ bầu nên tuyệt đối tránh ăn những thực phẩm có nhiều chất phụ gia, bảo quản, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, cay nóng…

Cùng với đó, các chị em cũng cần chú ý: không nên ăn quá mặn, không sử dụng chất kích thích, rượu bia và nên vận động hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như có thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link