Mẹ bầu tắm ngày nắng nóng, phải nhớ 7 nguyên tắc này nếu không muốn nhập viện

( PHUNUTODAY ) - Mùa hè là thời điểm nắng nóng nhất năm khiến nhiều thai phụ cảm thấy cơ thể khó chịu, chỉ muốn làm bạn với nước và nhà tắm. Dù vậy, không phải bà bầu nào cũng biết cách tắm sao cho không ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Mùa hè các mẹ bầu thường có xu hướng đi tắm nhiều và lâu lý do rất đơn giản là do thân nhiệt cao nên nước và nhà tắm trở thành nơi cứu cánh thoải mái nhất. Tưởng chừng tốt, nhưng hoàn toàn lại không phải vậy.

1. Nguyên tắc giúp mẹ bầu tắm an toàn

Chọn đúng thời điểm để tắm

Cơ thể phụ nữ trong khi mang thai rất nhạy cảm, vì vậy, bạn không nên “thích là tắm” và tắm bất kỳ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là khi vừa mới ngủ dậy hoặc khi đã quá muộn. Hãy chọn thời điểm thích hợp nhất trong ngày khi cơ thể bạn đã sẵn sàng để tắm như: vào lúc chiều tối sau khi tan ca làm…

Số lần tắm cũng là vấn đề mà bạn cần lưu tâm. Tiết trời nắng nóng thì bạn cũng chỉ nên tắm 2 lần/ 1 ngày, mỗi lần tắm không quá 30 phút.

131993-me-bau-tam

Không tắm ngoài trời

Không nên tắm ở ao hồ hoặc bể bơi công cộng vì trong nước có thể chứa vi khuẩn, rất dễ lây nhiễm một số bệnh qua hệ sinh dục, ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả thai phụ và thai nhi

Không tắm khi huyết áp giảm

Khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp giảm xuống, tắm bằng nước ấm sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể bạn nở ra, máu đến não của bạn cũng như dinh dưỡng cho bé không đủ, điều này có thể gây hậu quả xấu.

Không tắm sau khi ăn

Hãy nhớ rằng, bạn không nên tắm sau khi ăn (khi vừa ăn no). Tắm vào thời gian này sẽ làm cho các mạch máu trong cơ thể bạn giãn nở, máu sẽ di chuyển đến phần thân dưới. Lượng máu cung cấp cho khoang bụng không đủ để hệ thống tiêu hóa hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn, các triệu chứng trên có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. Do đó, dù có cảm thấy nóng nực, khó chịu thì cũng “chớ dại” mà tắm ngay sau ăn. Nghỉ ngơi, thư giãn một chút sẽ giúp bạn “hạ nhiệt” ngay thôi.

Chú ý đến nhiệt độ nước tắm

Các mẹ bầu nên nhớ một quy tắc khi chuẩn bị nước tắm: xả nước lạnh trước sau đó mới xả nước nóng vào bồn tắm, đảm bảo rằng nhiệt độ nước tắm không quá 36 độ C. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế phòng tắm để kiểm tra nhiệt độ của nước hoặc kiểm tra bằng khuỷu tay hay cánh tay vì da ở những khu vực này là nhạy cảm nhất. Một bồn nước tắm quá nóng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và biến chứng có thể xảy ra, vì vậy, hãy giữ ấm nước nhưng không quá nóng.

ba bau

Bên cạnh việc chú ý đến nhiệt độ nước tắm, bạn còn phải đặc biệt quan tâm đến sự chênh lệch nhiệt độ trước và sau khi tắm, không được để cho nó chênh lệch quá lớn vì sẽ gây kích thích, co thắt tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu mới đi từ ngoài về, bạn nên nghỉ ngơi tầm 30 phút để ráo mồ hôi, cơ thể thích ứng được với nhiệt độ khác so với môi trường bên ngoài rồi mới chuẩn bị tắm.

Uống nước trong khi tắm

Chuẩn bị một chai nước và đặt nó bên cạnh bồn tắm. Nếu cảm thấy khó chịu, khát nước thì bạn nên uống ngay để tránh nguy cơ mất nước.

Không khóa kín cửa phòng tắm

Mẹ bầu khi tắm không nên khóa kín cửa, việc làm này giúp tránh tình trạng té ngã hay ngất xỉu mà không được phát hiện cấp cứu kịp thời.

2. Cách giúp mẹ bầu thư giãn khi tắm:

Thêm muối epsom và giấm táo vào nước tắm

Để thực sự “xả hơi” và thư giãn, bạn có thể thêm một vài muỗng canh muối epsom (muối vô cơ Magie sulphat, có chứa: magie, lưu huỳnh và oxi) và một chén giấm táo vào nước. Theo các chuyên gia y tế, các chất tự nhiên này sẽ không gây hại cho bé yêu cũng như không có bất kỳ ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Lưu ý: Bạn có thể dùng chất làm cho nước tắm sủi bọt và thơm 2 lần/ 1 tháng, không hơn. Vì tắm quá nhiều có thể dẫn đến kích thích âm đạo và nhiễm trùng.

Nghe nhạc

Hãy thiết kế một bộ dụng cụ hoặc loa nghe nhạc trong phòng tắm. Việc làm này giúp mẹ bầu thư giãn tâm trạng và phấn chấn tinh thần. Chú ý chọn loại nhạc có giai điệu nhẹ nhành, tươi vui và mở âm thanh vừa nghe.

Massage thích hợp

Sử dụng một loại dầu gội hoặc sữa tắm dịu nhẹ, không gây kích ứng để matxa nhẹ nhàng khắp cơ thể sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu trong thai kỳ và cực kỳ có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Những việc cần tránh khi tắm

Ngồi quạt mạnh hoặc điều hòa ở nhiệt độ thấp sau khi tắm

Thân nhiệt của bạn sẽ giảm sau khi tắm. Vì thế, tuyệt đối không ngồi quạt mạnh hoặc điều hòa ở nhiệt độ thấp ngay vì gió từ quạt hay điều hòa sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể càng giảm, từ đó gây nên co mạch đột ngột làm tăng huyết áp, thậm chí dẫn đến tử vong.

ii1

Uống đồ uống lạnh sau khi tắm

Uống nước lạnh ngay sau tắm sẽ làm cho niêm mạc dạ dày, đường ruột bị tổn thương do gặp lạnh đột ngột. Sự tổn thương này có thể dẫn đến các bệnh lý như đau hoặc loét dạ dày…

Tắm mà không có thảm lót chân

“Hơn 230.000 tai nạn thương tích xảy ra trong phòng tắm trong một năm. Gần 20% số ca này là do trượt chân”, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ.

Vì thế, hãy đặt vảo chống trơn trượt hoặc một tấm thảm trong phòng tắm và có thể lắp thêm các thanh vịn bên trong, bên ngoài khu vực này để giảm trượt ngã.

Dùng vòi hoa sen quá cũ

Theo kết quả một nghiên cứu từ Đại học Colorada ở Boulder (Mỹ), gần 1/3 số vòi hoa sen có chứa vi khuẩn tiềm ẩn những nguy cơ. Các khe, kẽ trên vòi hoa sen là “ngôi nhà lý tưởng” cho vi khuẩn. Bạn có thể làm sạch vòi hoa sen bằng chất tẩy rửa nhưng vi khuẩn sẽ vẫn phát triển trở lại. Không những thế, vòi hoa sen phun sương hay tạo tia nước mạnh thường chứa vi khuẩn có hại và có thể xâm nhập sâu trong đường hô hấp của bạn. Vì vậy, sử dụng kiểu dàn phun mưa hay vòi chảy một dòng là tốt nhất cho bà bầu.

Mang thai là một việc rất quan trọng đối với mỗi bà mẹ. Vì thế mỗi người mẹ phải hết sức quan tâm đến tình trạng của bản thân nhất là khi mang thai vào mùa hè để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link