Mẹo cực hay bảo quản giò, chả sau Tết mà không bị thiu

( PHUNUTODAY ) - Chỉ một số mẹo đơn giản bạn có thể bảo quản giò, chả sau Tết được lâu.

Ngày Tết gia đình nào cũng trữ nhiều thức ăn trong nhà, để tránh không bị hỏng hãy tham khảo các mẹo bảo quản thực phẩm dưới đây nhé.

Mẹo bảo quản giò chả lụa, giò bò, chả quế

bao-quan-thuc-an-phunutod

Các loại giò chả hầu hết đều được làm từ thịt nên không thể bảo quản lâu ở nhiệt độ thường được.

Các loại giò lụa, chả lụa, giò bò, chả quế có cách bảo quản giống nhau, cần để ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Các loại giò chả hầu hết đều được làm từ thịt nên không thể bảo quản lâu ở nhiệt độ thường được. Do đó muốn bảo quản giò chả lâu bạn nên cất trong ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh. Giò chả để trong ngăn lạnh sẽ bảo quản được 4 - 6 ngày. Nếu bạn muốn bảo quản lâu hơn thì cần để trong ngăn đá, sẽ được khoảng 10 đến 12 này. Trong trường hợp bảo quản ở ngăn đá, nếu muốn ăn thì bạn phải chuyển sang ngăn mát 8 tiếng trước khi sử dụng. Không nên rã đông giò chả bằng cách để ra nhiệt độ thường hay ngâm nước, vì như vậy giò chả dễ bị nhiễm khuẩn và không tốt cho sức khỏe.

Giò tai, giò xào

bao-quan-thuc-an-phunutod

Muốn bảo quản giò xào nên cho ngăn mát tủ lạnh.

Giò tai và giò xào do đặc điểm về sự kết dính nên bắt buộc phải bảo quản ở nhiệt độ mát, nếu nhiệt độ cao sẽ khiến các nguyên liệu bị rời ra. Thông thường nếu thời tiết lạnh thì giò tai và giò xào có thể để bên ngoài tủ lạnh, nhưng chỉ được 2 đến 3 ngày. Nếu muốn bảo quản trong thời gian dài hơn, bạn bắt buộc phải để vào ngăn mát tủ lạnh. Loại giò này cũng không được để vào ngăn đá, vì khi rã đông các nguyên liệu cũng bị rời ra và không còn kết dính.

Thịt đông

Món thịt đông là món ăn truyền thống, độc đáo và tinh túy của người Việt. Thịt nấu đông ăn với cơm nóng, chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, ăn với dưa hành, dưa cải, củ kiệu… Đây là món ăn được sử dụng trong ngày Tết và những ngày thông thường trong năm. Tùy khẩu vị, thịt nấu đông có thể dùng nhiều loại như: thịt sấn, thịt ba chỉ (thịt dọi), thịt chân giò,...

Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Thịt nấu đông có mùi thơm đặc trưng của thịt, hạt tiêu, nấm hương, mộc nhĩ. Món ăn vừa "tiện" vừa "lợi", là hương vị không thể thiếu của những mâm cơm ngày Tết, trong thời tiết se lạnh của những ngày đầu xuân.

Với món thịt đông, nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn từng bữa để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, và nó vừa giữ được hương vị đặc trưng vừa giúp món ăn bảo quản lâu hơn.

Tuy nhiên, tủ lạnh cũng không phải là "chiếc tủ thần kỳ" để bảo quản đồ ăn. Thức ăn được lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau, và nếu còn không để lại bữa sau, thức ăn để lâu nhất là 5 – 6 giờ.

Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, để lâu trong tủ lạnh vẫn sinh ra độc tố. Thức ăn đun lại, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC, nhưng độc tố do vi sinh khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên độc tính gây nên ngộ độc cho người sử dụng. Chúng ta nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ, đừng quá dư thừa, vì khi thừa đun lại thức ăn sẽ bị sẽ bị hao hụt chất dinh dưỡng.

Theo:  khoevadep.com.vn