Muốn “buôn may bán đắt”, nên biết những vị thần CẦU TÀI này

( PHUNUTODAY ) - Trong quan niệm dân gian vốn có nhiều vị thần tài mang ý nghĩa cầu lộc, cầu tài mà chúng ta còn chưa hiểu rõ.

Nguồn gốc của thần tài có rất nhiều quan điểm khác nhau, việc thờ cúng phụ thuộc vào thời gian và nơi chốn mà có sự khác nhau. Thần tài có các vị như: Triệu Công Minh, Văn thần tài Tỷ Can, Phạm Lãi... Võ thần tài Quan Vũ, Thần thiên tài Ngũ Lộ Thần và Lợi Thị Hên Cung...

Trong văn hóa Trung Quốc, Thần Tài là vị thần cai quản nguồn tiền của, việc làm ăn. Do đó, nhiều người, nhất là những người làm kinh doanh, rất coi trọng ngày sinh của vị thần.

Ngày Thần Tài của người Trung Quốc được tính là ngày mùng 5 đầu năm Âm lịch. Đây được coi là ngày sinh nhật của Thần Tài và là dịp để người dân tìm đến những nơi thờ cúng để đón rước vị thần may mắn này về nhà, cầu xin sung túc cho cả năm.

phong-thuy-than-tai phunutoday

 Ảnh minh họa

Do đó, người dân thường sẽ dậy sớm dọn dẹp nhà cửa tươm tất, và đốt pháo để xua đi không khí ảm đảm của năm cũ. Sau đó, họ mới khởi hành đi lễ rước Thần Tài để cầu xin may mắn và thuận lợi.

Việc cúng bái, cầu may tại chùa có thể diễn ra từ sáng sớm đến tối muộn. Và với dịp chỉ có một lần trong năm nay, người dân Trung Quốc không ngại xếp hàng hàng giờ đồng hồ liền để cầu Thần Tài đến trong ngày này.

Một điểm đặc biệt nữa là trong ngày Thần Tài, người Trung Quốc cũng kiêng đến thăm nhà nhau để tránh mang theo vận xui rủi đến cho gia chủ. Thay vào đó, ở nhiều nơi, người ta thậm chí còn mặc lên trang phục truyền thống màu đỏ, đem rượu đến chúc mừng, tượng trưng cho việc Thần Tài đến nhà đầu năm.

Do đó, nhiều người làm kinh doanh cũng chọn khai trương, bán mở hàng vào dịp này. Đáp lại, các nhà sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ với đồ ăn ngon như bánh bao hấp và sủi cảo, treo một tấm vải đỏ lên biển hiệu, hay là chăng lên những dây cá vàng bạc, với hy vọng một năm mới làm ăn phát đạt.

Những vị thần tài

1. Triệu Công Minh

Vị thần người ta thờ cúng mà có ảnh hưởng lớn nhất là Triệu Công Minh. Trong cuốn “ Tam giáo, sưu thần đại toàn” có ghi, thần Triệu Công Minh nhiều tài nghệ, biến hóa vô cùng, có thể hô mưa gọi gió, trừ bệnh tật, ôn dịch, bảo mệnh, giải tai ương, nên được người ta nói là “công ơn của nguyên soái lớn không đếm được”. Tất cả những ai buôn bán cầu tài, chỉ cần cầu khấn Triệu Công Minh thì được như ý, thế nên được người trong dân gian tôn ông là thần tài.

2. Đào Chu Công Phạm Lãi

Phạm Lãi là văn thần tài. Ông là một nhà chính trị, tư tưởng, nhà mưu lược kiệt xuất thời Xuân thu Chiến quốc. Đồng thời cũng là một đại thương gia cầu tài có đạo đức.

Sau khi Phạm Lãi từ quan thì đến bên bờ biển nước Tề làm ruộng, sau một thời gian cần cù sản xuất thì tài sản gia đình tích lũy đến 10 vạn lạng vàng. Người nước Tề nghe tin liền mời ông đến làm quan. Phạm Lãi thở dài: “Từ quan về quê cũng kiếm đến nghìn lạng vàng, đi làm quan thì cũng chỉ đến khanh tướng bề tôi, kẻ khố rách áo ôm này cũng chỉ đến thế thôi. Cứ như thế này mãi không tốt sao”. Thế là ông đem trả ấn tướng, đem tiền bạc của cải chia cho bạn bè và hàng xóm láng giềng, chỉ mang vật phẩm quý trọng nhất, lặng lẽ rời khỏi nước Tề đến nơi làm gốm.

Phạm Lãi cho rằng, nơi nay là nằm giữa thiên hạ, nếu làm ăn buôn bán tất sẽ tốt, từ đó có thể làm giàu, có thể sống nốt nửa đời còn lại. Và từ đó sống ở đó tự xưng là Đào Chu công. (“Đào” chính là gốm sứ hoặc có thể ám chỉ “đào tẩu”, “Chu” là tượng trưng cho phú ông hoặc ngụ ý là đã từng làm quan to. Còn “công” là tên gọi tôn kính cho đối với tôn trưởng hoặc người ngang hàng, hoặc là ngụ ý đã từng làm công tước)

Cha con Phạm Lãi dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh lại tích lũy hàng vạn của cải, thành đại phú ở vùng đất gốm sứ, sau đó lại chia cho mọi người. Người thuờng thiên hạ đều khen ngợi Đào Châu Công, bái ông là thần tài.

3. Tỷ Can

Theo lịch sử ghi lại Tỷ Can là thúc phụ của Trụ Vương, là một vị thần trung nghĩa, sau này do Đát Kỷ hãm hại mà bị moi tim. Do người này có bản tính trung trực thẳng thắn, công chính vô tư nên thành người không có tim, chính vì không có tim mà làm việc công đạo, được người đời sau tôn lên làm thần tài. Tỷ Can âm thầm phù hộ cho người buôn bán, không thiên lệch, công bằng giao dịch, cho nên Tỷ Can được người đời ca tụng và thờ cúng.

4. Quan Vũ

Quan Vũ là một nhân vật mà mọi người từ già trẻ gái trai đều biết. Từ xưa đến nay, nhiều người tôn Quan Vũ là thần bảo hộ, thần nghề nghiệp và thần tài...

Quan Vũ cả đời trung nghĩa dũng cảm, tin vào Phật, Đạo, Nho. Vào thời Minh Thanh, Quan Vũ được sùng bài nhiều nhất, có các tên gọi như “Võ vương”, “Võ thành nhân”. Dân gian cho rằng ông có pháp lực toàn năng như bảo vệ tài lộc, phù hộ thi cử, trị bệnh trừ tai...

Người làm các ngành các nghề trong dân gian đều rất sùng bái vị Quan Đế vạn năng. Đại khái là vì Quan Vũ không bao giờ bị tiền bạc tài sản làm mờ mắt, đối ngược với những kẻ tham lợi vong nghĩa.

Người đời đặc biệt là các thương gia đều thán phục lòng trung thành và tín nghĩa của Quan Vũ, hi vọng ông sẽ là thần bảo hộ để họ có thể phát tài làm giàu. Các thương nhân làm ăn chính đáng tôn sùng Quan Vũ lên làm Công chính nhân, là thần bảo vệ trật tự đạo đức xã hội truyền thống.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn