Nếu vợ cứ như thế này chồng sẽ không muốn về nhà... rất dễ ngoại tình

( PHUNUTODAY ) - Đàn ông sẽ không thích về nhà và muốn ngoại tình nếu vợ cứ làm những việc này!

So sánh chồng với những người đàn ông khác

Vì sự so sánh ấy sẽ khiến chồng bạn cảm thấy tổn thương, bị coi thường và bị trách móc. Trước người đàn ông khác chồng bạn thường cảm thấy không an toàn và sợ thua kém, nếu như bạn lấy ưu điểm của người đàn ông khác so sánh với chồng mình sẽ khiến cho anh ấy cảm thấy lo lắng, bất an, đánh mất đi sự tự tin vốn có. Vì thế không nên so sánh chồng mình với người đàn ông khác, nên để anh ấy cảm thấy mình là người đàn ông tài giỏi, mạnh mẽ, bản lĩnh tuyệt vời nhất hơn những người đàn ông khác trong mắt bạn.

Vợ lười nấu nướng

Người chồng dẫu quảng giao, hiện đại đến mấy thì họ vẫn mong mỏi những lúc trở về nhà quây quần bên bữa cơm gia đình. Vậy nên, họ sẽ vô cùng chán nản nếu lấy phải người vợ lười nấu nướng .

Ghen tuông vô lý

vo-chong-2

Ảnh minh họa. 

Đặc tính của đàn bà là ghen. Nhưng ghen văn minh khác hoàn toàn với việc ghen tuông vô cớ, mù quáng. Đừng lúc nào cũng chăm chăm nghi ngờ chồng mình với cô hàng xóm, người đồng nghiệp nữ hay cô bạn học cũ… Hãy tin tưởng chồng mình, ít nhất là cho tới khi bạn có đủ bằng chứng về việc ngoại tình của chồng. Bằng không, hãy dẹp bỏ những câu nói bóng gió, hoài nghi, cạnh khóe chồng. Nó chẳng những làm cho mối quan hệ của cả hai thêm khó chịu, chồng bạn chán nản vì người vợ vô lí mà còn đang tự hạ thấp bản thân mình.

Chống lại hoặc không gơi nguồn tình cảm vợ chồng từ những điều giản dị

Chồng của bạn yêu bạn và những gì anh ấy muốn để thể hiện tình yêu bao gồm các hành động giản dị trong cuộc sống chứ không đơn thuần chỉ là chuyện quan hệ tình dục. Một nụ hôn trên trán, nắm tay nhau, xoa lưng cho bạn hoặc tạo ra những cái ôm thật đặc biệt… là một số ví dụ nhỏ cho hành vi ngọt ngào mà anh ấy muốn dành cho bạn.

Tuy nhiên, chồng của bạn cảm thấy vô giá trị khi tất cả những gì anh ấy cố gắng làm bạn đều thờ ơ hoặc thậm chí là từ chối nó. Hãy thử hình dung xem, khi bạn tan làm về nhà, anh ấy lao tới ôm bạn và bị bạn đẩy ra, cảm giác của anh ấy sẽ thế nào?

Xem chồng như một đứa trẻ và chỉ dạy đủ thứ

Bạn nghĩ rằng anh ấy vụng về, suy nghĩ thiếu chín chắn, không sâu sắc, không biết xử lý mọi việc chu toàn và cứ thế bạn chỉ dạy và làm thay cho anh ấy đủ thứ. Bạn lên kế hoạch cho tất cả công việc của chồng, bạn chỉ dạy anh ấy cách nói chuyện khi gặp bố mẹ, bạn bè của bạn, bạn hướng dẫn cho anh ấy phải làm theo ý bạn tất cả mọi việc,…. Không nên như thế bạn nhé, người đàn ông có lòng tự trọng rất cao, khi bạn làm như thế anh ấy sẽ nghĩ mình thật vô dụng, có cũng như không và dần dần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm của hai vợ chồng bạn đấy nhé.

Khóc lóc

vo-chong-5

 Ảnh minh họa.

Tất nhiên, đây là phản xạ bản năng của cơ thể trước những sự việc không như ý muốn. Đôi khi khóc còn là cách để giải tỏa những bí bách và áp lực. Tuy nhiên, với đàn ông, nước mắt của phụ nữ thực sự là đáng sợ. Và sẽ còn đáng sợ hơn nếu bất cứ lúc nào vợ cũng dùng nước mắt để gây áp chế cho mình.

Một số bà vợ lại nghĩ rằng, nếu mình khóc anh ấy sẽ chịu xuống nước, chịu làm theo ý mình. Sự thật đúng là như vậy, nhưng nếu áp dụng quá nhiều nó trở thành một cảm giác tức tối với chồng. Đừng “động tí là khóc”, đừng dùng nước mắt làm vũ khí từ những chuyện nhỏ nhặt nhất nếu bạn không muốn một ngày nào đó, trước những giọt nước mắt của bạn, anh ấy thản nhiên như không.

Nói đi nói lại nhiều lần

Đây là một trong những lỗi cơ bản của chị em phụ nữ: nói mãi một chủ đề lặp đi lặp lại.

Anh ấy đã từng phạm sai lầm, hai người từng trò chuyện về vấn đề đó, câu chuyện ấy nên dừng lại tại thời điểm ấy. Nhưng phụ nữ hay có thói quen nhắc lại sai lầm trước của chồng ở sai lầm hiện tại. Anh ấy làm hỏng việc này và nhiều bà vợ trong lúc kể tội không quên đèo bòng thêm hàng tá chuyện trước đó (thậm chí nó đã qua lâu đến mức không biết điều đó có thật hay không) để kể tội chồng. Hành động này của các bà vợ thực sự khiến chồng vô cùng chán ghét.

Dành quá nhiều thời gian cho mấy cô bạn thân

Chi tiêu phần lớn thời gian của bạn cho cô bạn thân là tốt, nhưng đấy là khi bạn còn độc thân hoặc trong một tình huống kiểu như bạn đã ly hôn. Còn khi bạn đang là một người vợ, hãy nhớ, người quan trọng với bạn, người bạn cần dành nhiều thời gian là chồng chứ không phải ai khác.

Điều này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ mọi mối quan hệ bạn bè sau khi lấy chồng hoặc không được gặp gỡ ai khác, lúc nào cũng chỉ tan làm lao về nhà. Nhưng bạn nên điều tiết lại mối quan hệ. Khi có chuyện vui, chuyện buồn, hãy tâm sự với chồng trước tiên. Đừng chỉ kể những nỗi niềm của mình cho cô bạn thân rồi giấu nhẹm chồng. Khi ấy chồng bạn sẽ tự hỏi: “Rốt cục, mình có ý nghĩa gì với vợ khi mà mọi thứ cô ấy đều muốn tâm sự với bạn thay vì mình?”.

Không để ý đến vẻ ngoài của mình

Dù sống với nhau đã 5, 10 năm hoặc lâu hơn nhưng hãy nhớ rằng, người bạn đời luôn để ý đến vẻ ngoài của bạn. Hãy dành cho mình chút ít thời gian, chọn những bộ trang phục phù hợp, thoa chút son môi tươi tắn…. bạn sẽ khiến chồng thêm yêu thương mình hơn.

Đưa ra những quyết định lớn mà không hỏi ý kiến chồng

Hôn nhân là hai người đến với nhau, và mọi quyết định trong hôn nhân đều cần có sự thông qua của hai người. Khi bạn tự ý đưa ra những quyết định lớn mà không cần nói với chồng, bạn đang phá vỡ sự gắn kết trong gia đình và bác bỏ vai trò của chồng. Một cuộc hôn nhân bền vững cần xuất phát từ hai phía chứ không phải sự độc tài từ một phía.

Trước những vấn đề lớn, quan trọng trong hôn nhân, cần đưa ra thảo luận với chồng và cân nhắc phương án hợp lí nhất.

Thở dài

Điều này cũng là một phản xạ tự nhiên của cơ thể như khóc. Con người chúng ta thường thở dài khi mệt mỏi và đó chẳng có gì là tội lỗi cả. Nhưng phải thừa nhận rằng, một số phụ nữ dùng tiếng thở dài thay cho một lời thông báo về thái độ bực bội không hài lòng, khó chịu của mình. Tiếng thở nặng nề, kéo dài hơn và diễn ra liên tục cho tới khi chồng hỏi: “Rốt cục em có chuyện gì vậy”.

Nhớ nhé, nếu bạn có gì cần phải nói, tốt nhất hãy dừng công việc lại, tiến đến bên chồng và mở lời bằng câu: “Em có chuyện này muốn nói với anh”. Khi đó, chồng bạn sẽ ngay lập tức tập trung vào câu chuyện và lắng nghe bạn một cách chăm chú, bằng một thái độ tích cực. Còn nếu khi về nhà, bạn cứ im ỉm, thở dài thườn thượt sẽ chỉ làm cho không khí gia đình thêm nặng nề, tâm lí của anh ấy bực bội, và khi bạn bắt đầu chia sẻ câu chuyện, anh ấy chẳng còn giữ được cảm xúc bình tĩnh và tỉnh táo để tiếp nhận nữa.

Tranh cãi tiêu cực

Đã là vợ chồng thì hầu như việc xảy ra “chiến sự” là chuyện thường tình. Nhưng phụ nữ lại thường dai dẳng trong tranh cãi, trong khi đàn ông lại rất chán ghét việc bị “tra tấn” kiểu như vậy. Thay vì những câu chỉ trích nặng nề như : “Anh thật là chẳng được việc gì!” “tất cả là tại vì người chồng như anh”, thì các bà vợ nên dùng các cụm từ nói nhẹ nhàng như: “Em cảm thấy...”, “điều em cần là...” để làm giảm bớt căng thẳng.

Theo:  khoevadep.com.vn
TIN MỚI CẬP NHẬT