Ngã ngửa với những sai lầm tai hại của mẹ Việt khi chăm con lúc giao mùa

( PHUNUTODAY ) - Sự thay đổi thất thường của thời tiết đang tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh hô hấp phát triển, tấn công cơ thể non nớt của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ Việt không biết rằng chính những thói quen tưởng chừng như vô hại thường ngày cũng có thể trở thành nguy cơ khiến con đổ bệnh.

 1. “Nhốt” con trong nhà

images893257_ht2

 

Lo sợ con mắc và tái phát bệnh khi thay đổi thời tiết, nhiều mẹ giữ khư khư bé trong nhà, không cho bé ra ngoài hoạt động. Điều này đã được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo hoàn toàn không tốt cho bé, vừa làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và kỹ năng vận động.

Việc cho bé ra ngoài “rong chơi” tuy làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus, vi khuẩn nhưng cũng vì vậy mà sức đề kháng được tăng lên đáng kể. Ngược lại, nếu mẹ cứ cố “bọc” con quá kĩ, không cho bé cơ hội tiếp xúc bên ngoài, bé sẽ khó có thể thích nghi với môi trường, dễ dàng mắc bệnh khi thay đổi thời tiết.

Giữ bé trong nhà, không cho ra ngoài hoạt động sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý của bé.

2. Không vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của con

Có rất nhiều mẹ kỹ tính trong việc lựa chọn đồ chơi an toàn cho con nhưng lại bỏ quên hoặc “xuề xòa” vấn đề vệ sinh các loại đồ chơi đó. Thực tế, trong quá trình sử dụng, đồ chơi thường được bày biện dưới sàn nhà, ngoài sân khiến đồ chơi bị bẩn. Các bé không những cầm, nắm mà thậm chí còn đưa lên miệng để ngậm. Bởi vậy nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh từ đồ chơi là rất lớn.

3. Để con ngủ trong phòng kín

ngu_dung_gio

 

Thời tiết giao mùa, ban đêm, nhiệt độ giảm mạnh, nhiều mẹ thường đóng kín cửa phòng khi con ngủ để tránh gió hoặc tránh không khí lạnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc này đã làm hạn chế lượng oxy trong phòng, không khí ngột ngạt, bí bách do không được lưu thông, ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ và sức khỏe của bé.

Không những vậy, việc đóng kín phòng ngủ khi độ ẩm cao càng làm tăng lượng virus, vi khuẩn trong phòng, khiến nguy cơ bé mắc các bệnh về hô hấp càng tăng cao.

Ngủ trong phòng kín ngột ngạt, bí bách do lượng oxi bị hạn chế sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

4. Coi thường việc tăng sức đề kháng tự nhiên cho con

Một nguyên tắc bất di bất dịch trong chăm sóc sức khỏe cho bé mà mẹ cần phải nhớ là “phòng hơn chống”. Việc tăng sức đề kháng cho bé là rất quan trọng nhưng nhiều mẹ lại chủ quan không để ý đến. Mẹ nên nhớ, dù mẹ có “phòng bị” tốt đến mức nào cũng không thể ngăn cản 100% các tác nhân gây bệnh. Bởi vậy, mẹ cần nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho con, để bé tự chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như kẽm, taurine, lysine, đặc biệt là “ngôi sao” Immune Gama – Nguyên liệu “vàng” giúp kích hoạt mạnh mẽ hệ miễn dịch nội sinh của trẻ lên tới 130%.

5. Cứ ốm là cho uống thuốc kháng sinh

Cho con uống thuốc kháng sinh tự mua là điều mà một số mẹ Việt nghĩ tới đầu tiên khi thấy con có biểu hiện ho, sốt. Thế nhưng liệu mẹ có biết, thuốc kháng sinh có thể khiến bé dứt bệnh tại thời điểm hiện tại và khi đã quá lạm dụng, lần ốm nào của con cũng cho bé uống thuốc kháng sinh sẽ khiến bé bị “nhờn” thuốc.

10-sai-lam-kinh-dien-cua-me-viet-khi-cham-con-ngay-lanh-tre-uong-khang-sinh-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-1-1476779037-width500height329

 Không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh khi con bị ốm.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh còn khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị yếu dần đi, lâu dần sẽ mất khả năng đề kháng trước những vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, mẹ cần hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh mỗi khi bé bị ốm mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tốt nhất là đưa bé đi khám ở cơ sở y tế để được kê đúng thuốc.

6. Ủ ấm hơn một chút còn hơn để con lạnh

Mẹ hãy nhớ rằng thân nhiệt của mẹ và thân nhiệt của trẻ hoàn toàn khác nhau, trẻ sẽ nhanh cảm thấy nóng hơn thay vì thấy lạnh. Ngoài ra, việc những đứa trẻ khỏe mạnh, hiếu động thường xuyên chạy nhảy thì những lớp áo bông dày mùa đông chính là tác nhân khiến bé dễ bị ốm. Vì sao ư? Những lớp áo len dày  khiến cho mồ hôi trong cơ thể bé khó thoát ra bên ngoài, bị ứ lại trên da dễ tạo vi khuẩn gây các bệnh về da.

7. Đeo bỉm cho con thường xuyên

10-sai-lam-kinh-dien-cua-me-viet-khi-cham-con-ngay-lanh-diaper-9273-1420761131-1476779073-width500height360

 

Ngại giặt đồ bẩn của bé là lý do khiến nhiều mẹ đeo bỉm cho con 24/24 hoặc mỗi khi đi ra ngoài. Thế nhưng, làn da non trẻ của con rất dễ bị lở loét vì chất thải dính trên bỉm không được làm sạch. Hăm da là một trong những bệnh trẻ dễ mắc do mẹ đeo bỉm cho con quá nhiều giờ trong ngày.

8. Không giữ ấm bụng cho con

Lạnh bụng dễ khiến hệ tiêu hóa và việc hấp thụ thức ăn của con bị ảnh hưởng. Nhất là khi ngủ, bé thường có thói quen đạp chăn ra, xoay chuyển người nên phần bụng rất dễ bị hở ra gây nhiễm lạnh.

9. Hạn chế cho con tắm vì sợ cảm lạnh

Theo các bác sĩ nhi khoa, về mùa đông, những đứa trẻ được tắm bằng nước ấm thường xuyên ít mắc một số bệnh thông thường và có cơ thể khỏe mạnh hơn những bé lười tắm.

Tuy nhiên, cần chọn thời điểm thích hợp để tắm cho con (từ 10h-10h30 hoặc từ 13h-16h), tránh tắm cho bé quá khuya. Đối với những bé có sức khỏe yếu, vào những ngày lạnh chỉ cần lau sạch người bằng nước ấm và mặc quần áo sạch sẽ là được.

10. Sử dụng thiết bị sưởi không đúng cách

Rất nhiều người cho rằng mùa lạnh chỉ cần đóng kín cửa, mở máy sưởi 24/24 trong nhà là có thể tránh được dịch bệnh. Tuy nhiên nếu mẹ quan sát kĩ, việc thiếu sự thông thoáng, ngột ngạt cũng là nguyên nhân khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, người uể oải, thiếu sức sống không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà tới cả tinh thần.

11. Lơ là trong việc vệ sinh tai mũi họng

10-sai-lam-kinh-dien-cua-me-viet-khi-cham-con-ngay-lanh-huong-dan-cach-ve-sinh-tai-cho-tre-so-sinh-1-phunutodayvn-0954-1476779092-width500height375

 

Bệnh tai mũi họng là những bệnh thường xảy ra nhất ở trẻ vào mùa lạnh. Rửa mũi và tai thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0,9% đều đặn cho bé là cách phòng chống bệnh hiệu quả.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn