Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa?

( PHUNUTODAY ) - Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thôi nào!

Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa?

Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”. Vậy các bạn có biết ngày truyền thống Quân đội nhân dân là ngày nào không?

Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa?

Lịch sử và ý nghĩa của ngày Quân đội nhân dân Việt Nam

Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."

Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao-Bắc-Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi.

30.ngay-quan-doi-nhan-dan-la-ngay-bao-nhieu-phunutoday.vn

 

Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.

Chấp hành chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25-12-1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26-12-1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Hai trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22-12-1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.

Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam: Nguồn gốc và ý nghĩa?

Những dấu mốc lịch sử hào hùng của ngày Quân đội nhân dân Việt Nam

+ Là đơn vị hải quân Việt Nam đầu tiên

Ít người biết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, quân đội Việt Nam đã có một bộ phận hải quân nhỏ và lập được những chiến công đầu tiên. Theo cuốn Lịch sử Hải quân Việt Nam, cuối tháng 8/1945, tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh khu Duyên hải đã tổ chức Ủy ban Hải quân Việt Nam với quân số gần 200, trong đó tiêu biểu là Đại đội Ký Con, phương tiện là một số tàu nhỏ và 3 canô thu được của Pháp. Các tàu nhỏ được đổi tên thành Bạch Đằng, Giao Chỉ.

Với cách đánh du kích, Đại đội Ký Con đã lập được một số chiến công ở cửa biển Hải Phòng và vùng ven biển Đông Bắc. Trận đánh đầu tiên được lịch sử hải quân Việt Nam ghi lại là đánh tàu Crayssac tại vùng biển Hòn Gai đầu tháng 9/1945.

+ Là đơn vị pháo binh đầu tiên

Từ những khẩu pháo thu của quân đội Pháp, đơn vị pháo binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Ngày 29/6/1946, tại sân Vệ Quốc đoàn Trung ương (trại 40 Hàng Bài), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh (nay thuộc huyện Đông Anh). Đây chính là nền móng để xây dựng lực lượng pháo binh Việt Nam sau này.

+ Là lực lượng có máy bay đầu tiên

Dù mãi đến năm 1955, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam mới quyết định thành lập Ban Nghiên cứu sân bay, tiền thân của lực lượng không quân hiện nay, tuy nhiên từ ngay sau cách mạng tháng 8, quân đội Việt Nam đã có những chiếc máy bay đầu tiên.

Theo cuốn Lịch sử không quân nhân dân Việt Nam, đó là hai máy bay riêng của vua Bảo Đại, sau khi thoái vị đã hiến cho chính phủ lâm thời. Cả hai đều là máy bay 2 chỗ ngồi, gồm một chiếc Tiger Moth (2 tầng cánh, do Anh sản xuất) và Morane Saulnier (một tầng cánh, do Pháp sản xuất).

Hai máy bay được tháo cánh và bí mật chở bằng tàu hỏa từ Huế ra Bắc rồi chuyển về cất ở sân bay Tông (Sơn Tây) vào đầu năm 1946. Khi đó sân bay Bạch Mai và Gia Lâm đang bị quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm giữ. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hai chiếc máy bay tiếp tục được tháo rời, chuyển bằng thuyền lên Bình Ca, rồi lên Soi Đúng (Tuyên Quang). Trong quá trình vận chuyển, bị máy bay Pháp phát hiện và bắn phá, cả hai máy bay bị hư hỏng ít nhiều.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn