"Ngực nạ” cho bà mẹ sau sinh để nói không với “xệ"

( PHUNUTODAY ) - Bà đun nước ép táo với sữa. Sau khi dung dịch này nguội, một lớp màng mỏng sẽ xuất hiện. Lớp màng này dùng để xoa nhẹ lên ngực chừng 15 phút. Sau đó, tôi rửa sạch bằng nước ấm rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Tôi từng rất tự hào về vòng một của mình nhưng sau khi sinh con, đôi gò bồng đảo bỗng trở thành nỗi ám ảnh của tôi bởi sự biến dạng về hình dáng của nó. Người ta nói, hãy lo cho con trước khi lo cho thân thể của mình nhưng vì tôi là một người phụ nữ nên nhất thiết, tôi cần phải làm đẹp…
[links()]
Làm thế nào để “đào tạo” một người đẹp?

Tôi không tự tin mình là một người phụ  nữ đẹp nhưng tôi tự tin rằng mình là một người phụ nữ có thân hình đẹp. Tôi có  ý thức là đẹp từ rất sớm. Điều này có  lẽ là do tôi bị ảnh hưởng từ mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã ngoài 50 nhưng bà vẫn giữ được nét xuân thì đẹp đẽ và trẻ trung. Mẹ tạo cho tôi thói quen dậy sớm khi tôi còn là một đứa trẻ nhỏ. Trong khi mọi người vẫn đang say giấc nồng thì mẹ và tôi đã thức dậy.

Mẹ đi bộ cùng tôi dọc con đường xanh rì với rất nhiều cây cối. Hàng tường đá phả hơi lạnh mát. Mẹ con tôi rủ rỉ với nhau những câu chuyện về mẹ và con gái.

Mẹ  nói, rồi sau này, khi lớn lên hay có lẽ chỉ  cần đến tuổi thiếu nữ thôi, tôi sẽ hiểu vì sao sáng nào mẹ cũng muốn tôi dậy sớm, đi bộ, tận hưởng không khí trong lành nhất của một ngày và uống thứ trà mẹ ướp từ  rất nhiều thảo mộc để tinh lọc cơ thể  trước khi ăn bất cứ thứ thức ăn gì  vào người.

Đến tuổi thiếu nữ, tôi thoát khỏi dáng vẻ  gầy gò và đen đúa của một đứa trẻ nhỏ, trở thành một cô gái mà tôi không thể tưởng tượng mình có thể trở thành. Tôi lớn bổng lên, da trắng hồng, sau lớp áo mỏng, đôi ngực nhỏ mới nhú xinh xắn.

Có một bí quyết nhỏ mẹ mách cho tôi là khi tắm, tôi có thể massage nhẹ cho ngực bằng cách để những tia nước từ vòi sen xối vào ngực, kết hợp cùng những động tác vuốt nhẹ  từ trên xuống.
Có một bí quyết nhỏ mẹ mách cho tôi là khi tắm, tôi có thể massage nhẹ cho ngực bằng cách để những tia nước từ vòi sen xối vào ngực, kết hợp cùng những động tác vuốt nhẹ từ trên xuống.

Mẹ nói tôi có khuôn mặt ưa nhìn, rất dễ gây thiện cảm cho người khác. Bà chăm chút cho tôi mọi thứ. Bố đôi khi nhăn mặt nói: “Đừng để con chú ý đến việc ăn diện nhiều quá. Điều đó không tốt”.

Mẹ tôi chỉ cười, nói: “Em đang nuôi dưỡng một người đẹp mà lại”. Bà nói bằng mọi giá, tôi phải giành được một giải gì đó trong một cuộc thi sắc đẹp nào đó.

Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu rằng tại sao bà lại muốn như vậy nhưng quả thật, những ngày ấy, việc mẹ quan tâm nhất là tôi trông ra sao, ăn uống thế nào còn chuyện học hành là chuyện tôi tự phải lo cho mình.

Vì khuôn mặt tôi không có gì nổi trội nên mẹ tập trung vào chuyện “luyện dáng” cho tôi. Mẹ cho tôi ăn rất nhiều hoa quả, hạn chế ăn chất béo và tăng cường tập thể dục. Tôi sống theo thời khóa biểu mà mẹ vạch ra cho mình.

Tất cả mọi việc rất rõ ràng. Việc làm đẹp không chiếm thời gian của việc học. Việc học không làm ảnh hưởng đến việc làm đẹp. Vòng một của tôi được mẹ chăm sóc kĩ càng nhất. Bà cẩn thận trong việc chọn áo ngực, trong việc ăn uống.

Mẹ không cho phép tôi “thả rông” đôi gò bồng đảo vì làm như vậy rất dễ khiến ngực mất khuôn dáng và bị chảy xệ. Và không uổng công hai mẹ con tôi, đến tuổi 20, khi mọi thứ trong cơ thể đã dần ổn định, tôi có được thân hình chuẩn như mẹ mong muốn và tôi giành được giải hoa khôi của trường đại học.

Có thể là phiến diện nhưng không thể phủ nhận rằng, một cô gái có ngoại hình khá khi đi xin việc bao giờ cũng được ưu  ái hơn. Ra trường, tôi được nhận vào làm thư kí cho giám đốc của một công ty nước ngoài.

Mẹ tôi vì thế là càng chú trọng hơn việc chăm chút bề ngoài cho tôi. Mọi thực đơn ăn uống đều được bà lên một cách tỉ mỉ. Bữa trưa ở công ty của tôi cũng do mẹ chuẩn bị. Bà tuyệt đối không đồng ý cho tôi  ăn thức ăn ở ngoài vì mất vệ sinh và vì nó sẽ phá vỡ thói quen ăn uống của tôi.

Điều này khiến giám đốc của tôi rất ngạc nhiên. Anh thường cười lớn khi nghe tôi kể về công cuộc “đào tạo hoa hậu”  của mẹ tôi.

Và cũng chính công cuộc “đào tạo hoa hậu” đó đã giúp tôi cùng anh cởi mở hơn với nhau. Chúng tôi yêu nhau trong lạ lùng và cưới nhau trong ngỡ ngàng của cả hai và của tất cả mọi người.

“Ngực nạ” tuyệt vời của tôi

Khi kết hôn, chồng tôi mới ngoài 30. Anh thỏa thuận với tôi rằng anh không muốn có con vì anh sợ cuộc sống gia đình. Lấy vợ thì được nhưng có con thì không bởi lẽ, anh vẫn còn có  tự do, có thể độc lập với vợ nhưng đứa con ra đời sẽ lấy đi thời gian và tâm trí của anh.

Anh thỏa thuận điều đó khi chúng tôi đã thành vợ chồng bởi vậy tôi không biết phải phản ứng như thế nào để anh thay đổi quyết định. Tôi không thể vì chuyện đó mà bỏ chồng. Tôi nghĩ đến chuyện vờ  đồng ý rồi sẽ “dụ” chồng để có thể  mang thai.

Nhưng anh luôn cẩn thận trong chuyện chăn gối. Anh lên lịch dùng thuốc tránh thai đều đặn cho tôi và khi ân ái, anh không quên dùng thêm “áo mưa”  để đảm bảo an toàn.

Hơn 5 năm lấy nhau, cuộc sống vợ chồng tôi về cơ bản là hạnh phúc nhưng tôi biết nó không thể vẹn toàn nếu chúng tôi không có một đứa con. Chồng vẫn khăng khăng giữ ý định ban đầu.

Công việc của tôi rất nhàn hạ nên tôi dành nhiều thời gian đi làm đẹp với mẹ. Chúng tôi đi chăm sóc da, đi tập yoga, ăn uống khoa học và cùng nhau đi mua sắm. Mẹ nói tôi không phải lo lắng về chuyện con cái vì đến một độ tuổi nhất định, chắc chắn chồng tôi sẽ muốn có một đứa con.

Tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Quả đúng như mẹ nói, chồng tôi nói với tôi về ý định sinh con sau sự ra đi đột ngột của một người bạn thân. Vợ chồng người bạn đó không có con. Người vợ giờ mất chồng, như thể mất tất cả bởi cô chẳng còn ai bên cạnh.

Tôi không hiểu nhiều về lí do chồng nói vì tôi còn đang bận vui mừng về chuyện mình sẽ được sinh con. Một tháng sau đó, tôi mang thai. Cơ thể tôi cũng bắt đầu có những biến đổi. Tôi ăn nhiều hơn, tôi không chịu đựng được khi chỉ ăn theo thực đơn của mẹ.

Mẹ đồng ý để tôi “buông thả” trong chuyện ăn uống bởi con của tôi cần nhiều chất dinh dưỡng. Tôi bắt đầu phát phì nhanh chóng. Tôi cũng chẳng còn để tâm để chuyện ăn mặc nữa. Bao nhiêu suy nghĩ tôi đều dành cả cho con.

Trước khi mang thai, tôi từng có tư tưởng sẽ biến mình thành một bà bầu thời trang xinh đẹp bởi người ta vẫn nói, phụ nữ xấu nhất khi mang thai và tôi muốn mình sẽ là ngoại lệ.

Nhưng rốt cuộc, cuối cùng, khi mang thai, tôi hiểu được vì sao phụ nữ khi ấy lại “biến đổi khôn lường” và tôi cũng chẳng quan tâm đến chuyện khắc phục.

Con gái ra đời trong sự vui mừng của vợ chồng tôi. Cảm giác được làm mẹ thật khó tả. Đó là niềm hạnh phúc không thể miêu tả bằng lời. Ôm con gái nhỏ trong vòng tay mà tôi ngỡ như mình đã có cả thế giới.

Thế giới mang hình hài một đứa trẻ, ngọ nguậy khi thì khóc, khi nhoẻn cười, lúc lại mở mắt nhìn tôi lạ lẫm. Chồng tôi có lẽ cũng mang một niềm hạnh phúc như tôi. Anh vụng về, lóng ngóng cạnh con, luống cuống khi tôi đưa con cho anh bế. Chúng tôi thực sự rất hạnh phúc.

Khi con được 2 tuổi, bắt đầu đi nhà trẻ, tôi mới bắt đầu có thời gian dành cho mình. Tôi ngỡ ngàng nhìn mình trong gương.

Tôi xấu đến mức không thể tả nổi. Quần áo xộc xệch, tóc tai bù rối và nhất là khuôn ngực đầy đặn trước đây đã biến mất. Thế chỗ  vào đó là một bầu ngực dài, chảy xệ với  đầu nhũ hoa thâm sì.

Mẹ nhìn tôi, lắc đầu: “Phí công mẹ chăm mày từ bé đến lớn. Hoa với chả hậu”. Tôi cuống cuồng đi cải thiện bề ngoài của mình. Tôi đi spa làm đẹp, thử  đủ cách mà bạn bè mách cho để lấy lại dáng của vòng một nhưng tất cả đều không mang lại kết quả nào khả quan.

Tìm hiểu trên mạng, tôi tìm mua một loại áo ngực massage với giá 3 triệu  đồng một chiếc. Người ta quảng cáo nó với hàng tá công dụng mà chỉ cần đọc, tôi tin chắc chị em phụ nữ nào cũng muốn mua ngay.

Chiếc áo thần kì có khả năng làm hồng nhũ hoa, cải thiện ngực nhão, xệ tăng tính đàn hồi cho ngực, chống bệnh ung thư vú… Tôi hớn hở  tin rằng vấn đề của mình đã được giải quyết nhưng chiếc áo kia không giúp ích gì thậm chí, nó còn làm ngực tôi bị trầy xước và lên mủ vì tôi cố thít chặt áo.

Chồng tôi không tham gia nhiều vào chuyện làm đẹp của tôi. Anh nói đó là chuyện bình thường, bà mẹ nào sinh con xong mà chẳng vậy, tôi không cần quá lo lắng. Nhưng làm sao tôi không lo lắng được.

Đôi gò bồng đảo xấu xí khiến tôi hoàn toàn mất tự tin. Tôi lại nghĩ đến chuyện đi thẩm mĩ. Vấn đề chắc chắn sẽ được giải quyết nhưng những biến chứng nếu phẫu thuật không thành công lại khiến tôi hoảng sợ. Rất có thể tiền mất tật mang.

Và một lần nữa, mẹ lại cứu tôi. Bà đùa: “Mất công đào tạo hoa hậu, chả nhẽ hoa hậu gặp chuyện tôi lại để mặc?”.

Mẹ làm mặt nạ đắp ngực cho tôi. Bà  nói, để tìm được khuôn ngực như trước khi nhất thiết tôi phải kiên trì. Mặt nạ sẽ có  tác dụng nhưng phải sau một thời gian dài. Mẹ dùng táo cắt ra thành miếng mỏng rồi ép lấy nước.

Sau đó bà đun nước ép táo với sữa. Sau khi dung dịch này nguội, một lớp màng mỏng sẽ xuất hiện. Lớp màng này dùng để xoa nhẹ lên ngực chừng 15 phút. Sau đó, tôi rửa sạch bằng nước ấm rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Mặt nạ dùng từ 2 đến 3 lần một tuần. Ngoài việc đắp mặt nạ, mẹ cũng thay đổi thực đơn ăn uống cho tôi. Tôi ăn nhiều hoa quả sẫm màu, đu đủ và uống nhiều sữa.

Có một bí quyết nhỏ mẹ mách cho tôi là khi tắm, tôi có thể massage nhẹ cho ngực bằng cách để những tia nước từ vòi sen xối vào ngực, kết hợp cùng những động tác vuốt nhẹ  từ trên xuống.

Tuyệt đối không xoa ngực theo vòng trong và tránh việc bóp mạnh ngực vì sẽ  làm cho mô mỡ trong ngực bị nhão và lỏng lẻo. Sau hơn 3 tháng kiên trì làm theo cách mẹ nói, tôi thấy ngực mình thực sự có sự thay đổi.

Ngực săn hơn và sự chảy xệ cũng không còn đáng kể. Tôi tự tin rằng, nếu kiên trì, nhất định tôi sẽ lấy lại được dáng hình của mình trước khi sinh.

Mọi phụ nữ đều có quyền làm đẹp ngay cả khi đã trở thành một bà mẹ với những việc không tên trong gia đình. Và quan trọng hơn, hãy làm đẹp vì chính bạn chứ không phải bởi chồng hay người yêu của bạn muốn thế. Đó là cách để người phụ nữ hưởng thụ cuộc sống của chính mình.

  • Nguyễn Vân (Quảng Ninh)
TAGS:
Theo: