Người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên và không nên ăn gì?

( PHUNUTODAY ) - Đối với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho người bị thoái hóa đốt sống cổ cần có những lưu gì? Và người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây nhé!

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Xương đốt sống của người bị thoái hóa, cột sống sẽ xốp hơn so với người bình thường nên dễ bị xẹp đốt sống và sự xẹp này sẽ đè nén lên các dây thần kinh vốn hiện diện rất nhiều giữa các đốt sống và gây đau. Xương sống cũng được hỗ trợ nhiều bởi các cơ quanh cột sống và sự phát triển tốt của hệ cơ này cũng góp phần giúp nâng đỡ cột sống tránh các chấn thương do va chạm hoặc do tư thế.

Cụ thể hơn là bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày:

– Đậu nành: Đậu nành không nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Hoạt chất Genistein có trong đậu nành được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

– Các loại thịt lợn, bò, gia cầm: Bệnh nhân thoái hóa cột sống nên ăn các loại thịt, các bạn có thể ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt). Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy để phòng ngừa thoái hóa, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, lợn có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe, bổ sung nguồn canxi cho cơ thể.

13.nguoi-thoai-hoa-nen-va-khong-nen-an-gi-phunutoday.vn

- Rau cải chíp

Cải chíp là một loại rau rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, ngoài ra còn cung cấp thêm vitamin A, C, axit folic, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.

Cùng với chế độ dinh dưỡng, để giảm nhẹ các bệnh về thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh lưu ý không nên ngồi một tư thế trong thời gian quá lâu, đồng thời mỗi lúc đau đốt sống cổ thì nên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chườm nóng và xoa bóp tại chỗ để xoa dịu cảm giác đau. Nên kết hợp giữa ăn uống và điều trị hợp lý để mang lại kết quả tốt nhất.

- Cây Atiso

Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể. Loại cây giàu chất xơ này chứa nhiều mangan, kali hơn bất kỳ loại rau nào khác. Lá của nó cũng chứa nhiều thành phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch vì vậy ăn càng thường xuyên càng tốt.

- Quả chuối tiêu

Nhiều người không biết đến công dụng tuyệt vời của chuối tiêu. Đây là loại trái cây không những giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc, mà còn giúp: Cung cấp kali,  chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý. Chuối cũng giúp tăng cường độ nhạy bén của hệ thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể.

– Nấm và mộc nhĩ: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch… là các bệnh thường hay gặp ở người cao tuổi.

Mộc nhĩ có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Mộc nhĩ còn chứa một loại polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u

Nấm hương được mệnh danh là “vua của các loại nấm” còn có tác dụng chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng chân tay tê bại.

– Bổ sung vitamin D: Ngoài thực phẩm ra, lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa, điều trị thoái hóa cột sống. Thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời sẽ tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể. Nhiều khuyến cáo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Thật ra nếu càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu và càng dễ té ngã. Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống.

Thoái hóa cột sống không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm rất tốt cho bệnh xương khớp cần bổ sung mỗi ngày, người bệnh tuyệt đối không nên dùng một vài loại thực phẩm sau đây vì sẽ làm cho bệnh ngày càng thêm trầm trọng và khó chữa hơn, như:

Hạn chế dùng những thực phẩm chứa nhiều chất béo.

Các chất béo gồm mỡ động vật, bơ, pho mai, xúc xích hay đồ ăn chế biến sẵn… khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng viêm làm viêm tấy ở mặt bao quanh khớp và còn làm tăng trọng lượng cơ thể tạo ra áp lực lớn hơn lên khớp bị bệnh, làm gia tăng triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, khiến người bệnh đau nhức khó chịu hơn.

Thuốc lá và đồ uống chứa chất kích

Tuyệt đối tránh xa các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas…Vì có thể gây phá hủy các ổ khớp và gây ra các cơn viêm khớp cấp tính, khiến bệnh thêm trầm trọng hơn và cũng như không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra cũng nên bỏ hẳn thói quen hút thuốc. Vì sẽ làm phá vỡ cấu trúc của xương khớp, làm thất thoát nhân nhầy và ảnh hưởng đến các rễ thần kinh cột sống. khiến bệnh đau nhức khó chịu và tăng nguy cơ gây bệnh loãng xương.

Đồ ăn ngọt, nhiều đường

Lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều chất advanced glycation end (AGEs) dẫn đến viêm. Chính vì vậy bệnh nhân nên hạn chế ăn bánh kẹo ngọt hay uống các loại nước ngọt đều không tốt.

Các loại thịt có màu đỏ

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu hay thịt chó rất giàu đạm. Chúng bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng lại đặc biệt không tốt khi bị đau nhức xương khớp và thoái hóa khớp, viêm khớp hay thoái hóa đốt sống cổ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link