Những ai thường hay mắc bệnh đái ra máu?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh đái ra máu là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Đối tượng nào thường mắc bệnh đái ra máu

Khi có đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ , các con gái cần phải cẩn trọng và tốt nhất là nên đi xét nghiệm . vì đây được coi là hội chứng thất thường , cho biết các nữ giới đang có thể mắc phải một bệnh nào đó. vì thế , các thiếu nữ cần phải đi xét nghiệm , để từ đó còn biết được là mình đang dính bệnh gì và nên điều trị bằng hướng nào cho tốt.

Khi đi tiểu ra máu (đái ra máu) là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp bất ổn liên quan đến một bệnh lý nào đó. Đi tiểu ra máu có thể bị ở bất kỳ ai và là nỗi lo lắng của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết rõ đi tiểu ra máu là bệnh gì. Cùng tham khảo bài viết tại phòng khám nam khoa Thái Hà chia sẻ sau đây để tìm hiểu xem đi tiểu ra máu là bệnh gì, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao?

100.nhung-ai-thuong-gap-benh-dai-ra-mau-phunutoday.vn
 

Đi tiểu là hoạt động sinh lý bình thường không thể thiếu của cơ thể để đưa nước thải ra ngoài thông qua đường tiểu. Trạng thái của nước tiểu thế nào được xem như một chỉ số để đánh giá sức khỏe của bạn có ổn định không.

Đi tiểu ra máu có 2 loại là tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể:

Tiểu ra máu đại thể: Khi lượng hồng cầu trong nước tiểu có thể nhìn bằng mắt thường thấy màu đỏ hoặc vàng sậm thậm chí có thể nhìn thấy cục máu đông, dây máu theo nước tiểu.

Tiểu ra  máu vi thể: Khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi.

Những nguyên nhân của bệnh đái ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đái ra máu, trong đó nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu. Vi khuẩn thâm nhập đường tiết niệu, gây viêm và làm tổn thương niêm mạc niệu đạo, bàng quang, niệu quản, đài bể thận, cầu thận... là nguyên nhân khiến cho hồng cầu ra nước tiểu. Triệu chứng của viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí bị viêm như sốt cao, tiểu buốt, tiểu dắt (viêm niệu đạo, bàng quang); sốt cao, rét run, đau hố thắt lưng... (viêm thận - bể thận). Một số nguyên nhân gây tiểu ra máu:

Đi tiểu ra máu do bệnh lý

- Tiểu ra máu do bệnh lý tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt (ngoài tiểu ra máu còn kèm theo các triệu chứng như tiểu nhiều lần, nóng rát khi đi tiểu cùng cảm giác đau vùng dưới thắt lưng, vùng xương chậu, bẹn...); u xơ tuyến tiền liệt - khi đi tiểu sẽ thấy tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, lượng nước tiểu thường ít, cảm giác tiểu không hết; ung thư tuyến tiền liệt.

- Tiểu ra máu do bệnh lý ở thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, lao thận, ung thư thận....

- Tiểu ra máu do bệnh lý ở niệu đạo, bàng quang như: Viêm niệu đạo, sỏi niệu đạo, viêm bàng quang, ung thư bàng quang.

- Các bệnh toàn thân: bạch cầu cấp và mạn, bệnh máu chảy lâu, bệnh máu chậm đông cũng có thể gây đái ra máu. Nhưng ngoài đái ra máu còn có những triệu chứng chảy máu ở nơi khác như dưới da, chân răng... làm công thức máu, huyết đồ, tuỷ đồ, thời gian máu chảy, máu đông sẽ chẩn đoán được.

Đi tiểu ra máu do tổn thương

- Tập thể dục quá sức, vận động quá mạnh, làm việc quá nặng khiến bàng quang bị tổn thương, các tế bào máu bị vỡ, cơ thể mất nhiều nước khiến nước tiểu bị cô đặc và nhìn thấy máu trong nước tiểu.

- Khi bị chấn thương ở một số bộ phận như: thận, bàng quang… do tai nạn hoặc va đập mạnh cũng khiến bạn bị đi tiểu ra máu.

Ngoài ra, một số thuốc như aspirin, penicillin, heparin, cyclophosphamid, và Phenazopyridine nếu dùng nhiều sẽ gây chảy máu (tiểu ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam..

Theo:  khoevadep.com.vn copy link