Những loại sinh tố 'thần thánh' không chỉ giúp làm đẹp mà còn chữa bệnh hiệu quả

( PHUNUTODAY ) - Sinh tố là cách chế biến đơn giản và được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon. Một số loại sinh tố còn giàu dưỡng chất và có khả năng chữa cũng như phòng bệnh vô cùng hiệu quả.

 Tác dụng của sinh tố đối với sức khỏe

Sinh tố là những chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì sức khỏe của cơ thể. Sinh tố góp phần điều hành chức năng của các các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người.

Mặc dù ta chỉ cần một lượng sinh tố rất nhỏ nhưng lượng nhỏ đó giữ vai trò rất quan trọng cho sự sinh tồn của cơ thể. Sau đây là một số công dụng của sinh tố:

- Góp phần vào việc cấu tạo tế bào máu, xương và răng.

- Điều hành có hiệu quả những chức năng của tim và hệ thần kinh, tăng cường thị lực của mắt.

- Giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng.

- Giữ vai trò xúc tác trong các phản ứng sinh hóa và biến năng lượng để giúp tế bào hoàn thành các chức năng rất cần thiết cho sức khỏe của con người.

- Ngoài ra, sinh tố còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể sử dụng các khoáng chất, chất đạm, chất bột đường và nước.

Những loại sinh tố có khả năng phòng và chữa bệnh 'thần kỳ'

Sinh tố kháng viêm

Nguyên liệu:

Đu đủ chín: 1/2 quả

Thơm (dứa) chín cắt nhỏ: 300g

Chà là: 2 trái

Nước dừa: 300ml

Empty

Thực hiện:

Bạn cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố xay nhuyễn. Nên để hỗn hợp này trong tủ lạnh từ 1 - 2 tiếng trước khi uống sẽ ngon hơn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đu đủ chứa papain và chymopapain có tác dụng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, lượng kali dồi dào trong thơm có tác dụng giảm đau, chống viêm, đặc biệt tốt đối với những bệnh nhân viêm khớp hay viêm xoang.

Thường xuyên uống loại sinh tố này sẽ giúp làm giảm sưng, đau xương hay cơ bắp vô cùng hiệu quả mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Sinh tố cải thiện hệ tiêu hóa

Nguyên liệu:

Rau bina: 400g

Việt quất: 400g

Kiwi: 1 quả

Bạc hà: 4 lá

Nước dừa: 200ml

Đá: 1 chén

Empty

Thực hiện:

Bạn cho các nguyên liệu đã rửa sạch vào máy sinh tố xay nhuyễn. Dùng 1 - 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, thành phần chủ yếu của bạc hà là tinh dầu và flavonozit, có khả năng giải quyết các vấn đề ở dạ dày như hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy, buồn nôn. Trong khi đó, việt quất chứa nguồn polyphenel dồi dào, giúp chống lại các bệnh tiểu đường, tim mạch, đặc biệt có khả năng phòng chống lão hóa hiệu quả, đồng thời rất giàu anthocyanoside, có tác dụng cải thiện thị lực.

Do dó khi kết hợp các nguyên liệu trên với nhau, bạn sẽ có một ly sinh tố không chỉ thơm ngon mà còn tăng cường sức khỏe và rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Sinh tố chữa bệnh cường giáp

Nguyên liệu:

Táo: 3 quả

Cải xoăn: 5 lá

Nước cốt chanh: 1 muỗng canh

Rau mùi: 1 nắm

Empty

Thực hiện:

Táo rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Cải xoăn, rau mùi bạn cũng rửa sạch rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với táo và nước cốt chanh.

Các loại rau quả giàu canxi, kẽm như táo xanh, cải xoăn, chanh có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh cường giáp. Người mắc bệnh cường giáp thường bị kiệt sức do cạn kiệt nguyên tố kẽm và gặp rắc rối trong quá trình trao đổi canxi.

Do đó, nếu thường xuyên dùng loại sinh tố này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp quá trình điều trị bệnh cường giáp được thuận lợi hơn.

Nước ép lựu phòng ung thư

Nguyên liệu: 

- Lựu tươi: 1 trái

- Nước cốt chanh: 10 ml

- Nước đường: 100 ml

- Vài giọt syrup hoa bụp giấm

- Đá viên

- Dụng cụ làm nước ép lựu: máy ép trái cây, bình lắc, ly thủy tinh, muỗng, dao...

1-1502687808106-26-0-744-1200-crop-1502688403360

Thực hiện: 

Lựu chọn những quả chín đều, căng mọng, vỏ tươi nguyên. Sau khi mua về nên rửa sạch, xử lí để lấy phần hạt cho vào tô, ướp chung với 20 ml syrup đường để lựu được trung hòa vị, màu lựu sau khi ép không bị tái.

Cho lựu vào máy ép, ép lấy nước, nước lựu sau khi ép xong sẽ chảy xuống dụng cụ đựng có nhỏ sẵn vài giọt nước cốt chanh để giữ màu và làm vị chua trong lựu tăng lên.

Cho vào bình lắc phần nước ép lựu, 80 ml nước đường, 1 đến 2 giọt syrup hoa bụp giấm, đá viên, đậy nắp, dùng lực cổ tay lắc đều cho đến khi bình lạnh thì đổ thức uống ra ly. Bạn có thể trang trí bằng một quả cherry ngâm hoặc vài lá bạc hà nếu thích.

Nước ép lựu sau khi hoàn thành sẽ có màu hồng nhạt chứ không đỏ đậm như màu của nước ép chanh dưa hấu mà Dạy Pha Chế đã hướng dẫn trước đó nhờ vào màu của syrup hoa bụp giấm, hương vị lựu được nâng lên rõ hơn nhờ vào nước cốt chanh. Tùy vào vị của lựu mà bạn cân chỉnh lượng đường cho phù hợp. Hãy nhanh tay thử cách làm nước ép lựu có một không hai này để tận hưởng cảm giác thưởng thức thức uống trọn vẹn nhé.

Thường xuyên uống những loại sinh tố trên sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc các bạn luôn vui và khỏe mạnh nhé!

Theo:  khoevadep.com.vn copy link