Những nàng công chúa nhà Hán - công cụ chính trị

( PHUNUTODAY ) - Thời nhà Hán, các nàng công chúa cao quý hầu hết đều trở thành những công cụ để liên hôn chính trị với một số quốc gia nhỏ phía tây Trung Quốc lúc bấy giờ.

Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc , nhà Hán nhanh chóng mở rộng phạm vi ảnh hưởng tới những nước xung quanh trong thời kỳ này. Tuy nhiên, để có được những thành quả đó, trải qua các vị vua thời Hán đều dùng chính sách liên hôn giữa các nàng công chúa với một số quốc gia nhỏ ở phía Tây để giữ gìn bình yên nơi biên giới.

Công chúa Tế Quân

87

 Ảnh minh họa.

Hán Vũ Đế thiết lập liên minh với một số quốc gia nhỏ ở phía tây để cùng liên kết chống lại Hung Nô. Trong đó có Ô Tôn, một vương quốc khá hùng mạnh ở phía tây Trung Quốc lúc bấy giờ, là đồng minh chính của Vũ Đế. Vũ Đế đã cố gắng tạo dựng mối bang giao tốt đẹp với Ô Tôn thông qua các cuộc hôn nhân.

Vào năm 105 TCN, Hán Vũ Đế gả công chúa Tế Quân cho quốc vương Ô Tôn. Hung Nô cũng đưa công chúa tới cho quốc vương Ô Tôn, công chúa này trở thành Tả Phu nhân. Công chúa Tế Quân không quan tâm tới cuộc sống ở miền tây, thường chơi đàn và hát những khúc ca mỗi ngày với sự nhớ nhung, buồn rầu khôn xiết.

Công chúa Tế Quân chung sống với quốc vương Ô Tôn được hơn 2 năm thì bất ngờ quốc vương Ô Tôn qua đời, cháu trai nối nghiệp. Theo truyền thống Ô Tôn, cháu trai kế vị có quyền ’’thừa hưởng’’ cả những người vợ, hầu thiếp của ông. Truyền thống này là điều không thể chấp nhận được ở triều Hán, công chúa Tế Quân cũng hiểu rõ như vậy. Nàng viết cho Hán Vũ Đế một bức thư kêu cầu giúp đỡ, nhưng đề nghị từ hôn của nàng không được chấp thuận. Bởi nhà Hán lúc bấy giờ đang đánh nhau với Hung Nô nên cảm thấy quá mạo hiểm nếu vì nàng mà hy sinh lợi ích chung.

Công chúa Tế Quân không còn chọn lựa nào khác và phải tuân mệnh. Nàng chỉ sống thêm được ba năm sau đó và sinh hạ một cô con gái. Mặc dù sống trong tủi khổ, công chúa Tế Quân đã tạo ra một liên minh vững chắc và ổn định giữa hai nước Hán - Ô Tôn.

Công chúa Giải Ưu

images (1)

 Ảnh minh họa.

Sau khi công chúa Tế Quân qua đời, quốc vương Ô Tôn mong muốn nhà Hán gả một công chúa khác cho mình. Lúc này, Hán Vũ Đế lại đưa công chúa Giải Ưu tới Ô Tôn. Công chúa Giải Ưu là một người con gái khỏe khoắn, mạnh mẽ và xinh đẹp, nàng cũng có hứng thú với công việc triều chính và chọn lựa con đường phụng sự đất nước.

Sau vài năm, quốc vương Ô Tôn đột ngột băng hà. Em trai quốc vương lên ngôi, người đời thường gọi là "Vua Mập’’. Vua Mập lấy công chúa Hung Nô và công chúa Giải Ưu làm vợ. Giải Ưu sinh cho quốc vương ba hoàng tử. Vua Mập thường nghe theo những lời khuyên của công chúa Giải Ưu. Do đó mà quan hệ bang giao giữa triều Hán và Ô Tôn được củng cố rõ rệt. Công chúa Giải Ưu đã có ảnh hưởng lớn lao với quan hệ nhà Hán - Ô Tôn.

Năm 71 TCN, Hung Nô gây chiến với Ô Tôn, đòi quốc vương Ô Tôn giao nộp công chúa Giải Ưu và chấm dứt mọi quan hệ với nhà Hán. Vua Mập bị xúc phạm vì những đòi hỏi quá đáng, đã đề nghị nhà Hán giúp đỡ chống lại Hung Nô. Hán Tuyên Đế phái năm tướng cùng phối hợp đưa ra kế hoạch với Ô Tôn tấn công Hung Nô. Ô Tôn đã giành được chiến thắng to lớn trong cuộc chiến với Hung Nô. Nhiều năm sau đó, Hung Nô không thể quấy nhiễu biên giới Hán triều và hòa bình đã trở lại.

Sau chiến tranh, mối bang giao giữa nhà Hán và Ô Tôn thêm bền chặt. Công chúa Giải Ưu càng có thêm thế mạnh.

Sau này Vua Mập ốm bệnh và băng hà, con trai công chúa Hung Nô nắm triều chính. Quan hệ tốt đẹp giữa nhà Hán và Ô Tôn mà công chúa Giải Ưu xây đắp lâu nay cũng tan vỡ. Công chúa Giải Ưu không còn lựa chọn nào khác, giống như công chúa Tế Quân, nàng phải cưới quốc vương mới và sinh hạ một hoàng nam.

Khi tình hình chính trị Ô Tôn trở nên bất ổn, nhà Hán điều động quân sự can thiệp. Hoàng tử Hung Nô chấp thuận chia đất nước thành hai vương quốc nhỏ. Con trai cả của Vua Mập và công chúa Giải Ưu làm quốc vương một nước, hoàng tử Hung Nô đứng đầu nước còn lại.

Tuy nhiên, vài năm sau, con trai cả và con trai út của công chúa Giải Ưu lần lượt qua đời. Lúc này, nhà Hán đã không còn hùng mạnh như trước. Công chúa Giải Ưu đã yêu cầu Hán Tuyên Đế đưa nàng trở về quê hương.

50 năm kể từ ngày đầu tiên làm dâu đất Ô Tôn, công chúa Giải Ưu trở về Trường An cùng hai cháu trai. Tuyên Vũ Đế phong đất và người hầu cho nàng, đối đãi với nàng như một công chúa đích thực của nhà Hán và không ngớt lời ca tụng vì sự hy sinh của nàng cho đất nước.

Theo:  khoevadep.com.vn