Làm người, hơn thuê nhau mỗi chữ TÂM

( PHUNUTODAY ) - Hết thảy mọi phiền não trong đời là bởi tâm phàm quá nặng.

Hãy đọc câu chuyện ý nghĩa này:

"Xưa có một lão hòa thượng sống trong ngôi chùa cổ trên núi cao. Một ngày kia có vị hành giả ghé thăm chùa. Hành giả biết lão hòa thượng đã tu hành đắc Đạo, bèn hỏi ông rằng: “Trước khi đắc Đạo, ngài đã làm những gì?”

Lão hòa thượng trả lời: “Ta chẻ củi, gánh nước, nấu cơm.”

Hành giả hỏi: “Vậy sau khi đắc Đạo thì sao?”

Lão hòa thượng nói: “Ta vẫn chẻ củi, gánh nước, nấu cơm.”

Hành giả lại hỏi: “Vậy cái gì gọi là đắc Đạo?”

Lão hòa thượng ôn tồn trả lời: “Trước khi đắc Đạo, lúc chẻ củi thì nghĩ về gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ về nấu cơm, nấu cơm rồi lại lo ngày mai đi chẻ củi gánh nước. Sau khi đắc Đạo, chẻ củi thì là chẻ củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì là nấu cơm.”

Kỳ thực, đắc Đạo hay chưa chỉ khác nhau ở một chữ “Tâm” này mà thôi. Trước khi đắc Đạo, lão hòa thượng cũng giống như những người phàm phu khác, tâm không thể tĩnh tại, làm chuyện gì cũng nghĩ tưởng về quá khứ và tương lai.

Chỉ khi đã khắc chế cái tâm này, thì lòng người mới có thể ung dung tự tại, tinh thần mới có thể thảnh thơi…"

39

Làm người, hơn thuê nhau mỗi chữ TÂM. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 

Hết thảy mọi phiền não trong đời là bởi tâm phàm quá nặng. Chỉ khi buông bỏ mọi dính mắc trong tâm, chúng ta mới có thể giải thoát chính mình.

Theo giáo lý nhà Phật thì Tâm (tấm lòng) và miệng (lời nói) phải là một (“Tâm khẩu nhất như”), nghĩa là trong lòng nghĩ thế nào, miệng nói phải như vậy. Miệng nói tốt thì trong lòng cũng phải nghĩ tốt.

Có người làm trái lời Phật dạy, lại “Khẩu Phật, tâm xà” hoặc “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”. Vì thế người xưa mới có câu “Tri nhân tri diện bất tri tâm”, nghĩa là “Biết người chỉ biết mặt, không biết được tâm địa họ.

Nếu trên đời này mọi người đều có Tâm lành, Tâm thiện, Tâm Bồ Tát (vì “Phật ở chính tâm ta”). Và ai ai cũng có ý thức nói điều hay, làm việc tốt và luôn tâm niệm là hôm nay mình phải làm được điều gì đó tốt đẹp cho gia đình và cộng đồng thì xã hội sẽ bớt đi hoặc không còn những hành vi phạm pháp, bạo lực, bất nhân nữa!

Tâm thiện, tâm tu nếu gặp người có tâm bất thiện, tâm không tu thì dễ xa nhau. Tâm lêch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã, đảo điên. Phật dạy người tu phải giữ tâm vững chải. 

Tất cả những áp lực đó nếu chúng ta định tâm theo đúng đường thầy cô, ba mẹ dạy thì cuộc sống mình vững chải.

Tâm gian dối thì cuộc sống bất an. Ai có tâm gian dối khi đi đến đám đông thường hồi hộp, nghe điện thoại reo giựt mình, đêm ngủ nghe chó sủa cũng hơi sợ sợ. 

Nỗi đau của hôm nay bắt nguồn từ sự phóng túng của hôm qua; nỗi khổ của đời này đều do nghiệp chướng từ kiếp trước. Bởi vậy, biết đối diện với hoàn cảnh, chấp nhận thực tại, sống thuận theo tự nhiên, thì tất cả mọi buồn phiền hay oán trách mới có thể tan hòa vào trong sự cảm ân…

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn