Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ khi giao mùa

( PHUNUTODAY ) - Thời tiết thay đổi cũng khiến cho trẻ dễ bị mắc bệnh viêm phổi. Vậy khi trẻ bị viêm phổi cần phải làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin ngay dưới đây nhé!

1. Viêm phổi là gì ?

Viêm phổi là tình trạng viêm nhu mô phổi bao gồm phế nang, mô kẽ phổi và đôi khi là cả các tiểu phế quản do tác nhân gây bệnh phần lớn là vi khuẩn.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi

+ Tác nhân vi khuẩn điển hình : Streptococcus pneumoniae (phế cầu), H.influenza, Moraxella catarrhalis. + Tác nhân vi khuẩn không điển hình: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionelle pneumophila.

6.phong-benh-viem-phoi-o-tre-nho-khi-giao-mua-1-phunutoday.vn

 

+ Tác nhân siêu vi: siêu vi hô hấp (Adenovirus, Influenza A và B, Rhinovirus, Enterovirus, Parainfluenza), siêu vi hô hấp hợp bào.

Viêm phổi cộng đồng là viêm phổi mắc từ bên ngoài bệnh viện hay các cơ sở chăm sóc y tế ví dụ như nhà dưỡng lão.

3. Các biểu hiện thường gặp của bệnh viêm phổi

*) Triệu chứng lâm sàng:  Bệnh nhân viêm phổi thường xuất hiện các triệu chứng sốt, ho khạc đàm mủ, đau ngực kiểu màng phổi (nghĩa là đau ngực khi ho, hít sâu vào, thay đổi tư thế).

Tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể thay đổi đôi chút:

+ Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn điển hình: phần lớn trường hợp bệnh nhân có cơn rét run sau đó là sốt cao > 390C, kèm ho khạc đàm mủ và đau ngực kiểu màng phổi.

Tuy nhiên người lớ tuổi có thể không có sốt; bệnh nhân có thể có biểu hiện tím tái, khó thở, nhịp thở nhanh > 30 lần/phút; bệnh nhân có thể xuất hiện những mụn nước ở môi (gọi là herpes labialis)

+ Viêm phổi do tác nhân vi khuẩn không điển hình:  Phần lớn xảy ra trên người lớn tuổi và trẻ em với các triệu chứng diễn tiến âm thầm hơn bao gồm: sốt nhẹ, nhức đầu, ho khan, cảm giác mệt mỏi như triệu chứng nhiễm siêu vi. 

*) Triệu chứng cận lâm sàng:  X quang phổi là xét nghiệm tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm phổi. Trên X quang sẽ xuất hiện các hình ảnh của tổn thương nhu mô như tổn thương phế nang, mô kẽ phổi.

6.phong-benh-viem-phoi-o-tre-nho-khi-giao-mua-2-phunutoday.vn

 

Xét nghiệm công thức máu cho thấy bạch cầu trong máu tăng cao minh chứng cho tình trạng nhiễm khuẩn. So cấy đàm, cấy máu cho phép tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.

Xét nghiệm đo nồng độ O2 và CO2 trong máu cho thấy tình trạng giảm oxy ± tăng thán khí trong máu minh chứng cho tình trạng suy hô hấp của bệnh nhân.

Hướng dẫn cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ

+ Trẻ nhỏ cần phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ dược 18 - 24 tháng.

+ Trẻ phải được chăm sóc, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

+ Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên, sử dụng nguồn nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác.

+ Khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò không an toàn sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ.

+ Để tránh đưa trẻ nhập viện trong tình trạng nặng (sốt cao, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp), phụ huynh cần chú ý theo dõi khi trẻ có những dấu hiệu chuyển nặng bằng cách đếm nhịp thở và phân biệt độ lõm ở lồng ngực để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

+ Việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp cung cấp sự bảo vệ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Theo:  khoevadep.com.vn copy link