Bé 3 tuổi ở Lai Châu phải cắt tứ chi do bị hoại tử hiếm gặp

( PHUNUTODAY ) - Sau cơn sốt, bé 3 tuổi ở Lai Châu có nhiều vết phồng như bỏng nước rồi tím lại nên gia đình đưa cháu đến BV đa khoa huyện rồi BV tỉnh cấp cứu. Sau đó, bệnh nhi được chuyển xuống BV Nhi TƯ trong tình trạng tay, chân đã tím đen, sốc nhiễm khuẩn nặng, phải thở máy.

chan be

 Chân bí bị sau sốt

Chăm con gái 3 tuổi Đèo Anh Thư tại BV Nhi TƯ, chị Tẩn Thị Hồng (25 tuổi, Phong Thổ, Lai Châu) lúc lúc lại xoa tay cho con để làm dịu vết đau nơi bác sĩ vừa cắt bỏ phần hoại tử.

Chị Hồng cho biết, đến giờ vẫn không biết vì sao con mắc bệnh nặng vậy. Chị cho biết, trước đó bé Thư chỉ sốt, kém ăn, nghĩ con ốm vặt nên chị mua hạ sốt cho uống nhưng không đỡ.

“Đến đêm 24/3, cháu sốt li bì. Sáng hôm sau ngủ dậy thấy tay chân con có nhiều vết phồng như bỏng nước rồi tím lại nên gia đình đưa cháu đến BV đa khoa huyện rồi BV tỉnh cấp cứu”, chị Hồng kể.

Ngày 26/3, bệnh nhi được chuyển xuống BV Nhi TƯ trong tình trạng tay, chân đã tím đen, sốc nhiễm khuẩn nặng, phải thở máy.

Ths.BS Lê Tuấn Anh, Phó khoa Chỉnh hình nhi (BV Nhi TƯ) cho biết, các bác sĩ ban đầu nghi ngờ bé mắc liên cầu khuẩn, nhưng qua tất cả các xét nghiệm, cấy vi khuẩn đều không phát hiện ra bất cứ bệnh gì, kể cả cúm.

“Qua các kết quả, chúng tôi chẩn đoán bệnh nhi bị sốt do nhiễm khuẩn huyết gây tắc mạch ngoại vi khiến tay, chân bị hoại tử dần”, BS Tuấn Anh thông tin.

Bệnh nhi được chỉ định dùng nhiều loại kháng sinh rất mạnh, cứu được tính mạng song tình trạng tách mạch ở tứ chi không cải thiện, ngày càng tím đen.

 

dieu tri

Hiện tại bé đang được điều trị tại BV Nhi TƯ

Các bác sĩ dự định tháo cắt phần hoại tử ở tay sớm hơn nhưng do gia đình lưỡng lự nên đến ngày 11/4 vừa qua mới thực hiện phẫu thuật, trong đó tay trái phải cắt cao đến cẳng tay.

"Bế con từ phòng phẫu thuật ra mà tôi nặng người đi. Giờ hai bàn tay đã bị cắt cụt, rồi đến chân nữa nhìn con mà tôi xót xa. Sau phẫu thuật, bé nhà tôi quấy khóc do đau đớn. Bác sĩ đã thay kim vết cắm truyền trên cổ con do bị loét sau 12 ngày cắm” chị Hồng tâm sự.

Tâm sự với phóng viên chị Hồng cho biết: “Hai vợ chồng tôi vội vàng đưa con lên Hà Nội chữa trị có vay mượn được chút tiền của họ hàng. Đến hôm nay, tiền đã hết mà chi phí sinh hoạt ở Hà Nội cao quá. Vợ chồng tôi là người dân tộc lên trên này cả hai vợ chồng không biết gì. Con gái tôi còn phải thực hiện tiếp một ca phẫu thuật tháo khớp chân, cắt bỏ phần hoại tử. Vậy mà, hai vợ chồng giờ không còn đồng nào trong túi, không biết tương lai sẽ ra sao, tiền đâu để đóng viện phí và mua thuốc cho con”.

Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do một loại vi khuẩn gam dương, hình que gọi là Bacillus anthracis gây ra.

 Mầm bệnh than theo tự nhiên có ở trong đất và thường ảnh hưởng đến các động vật nuôi và động vật hoang dã.

 Đường lây chủ yếu là đường da-niêm mạc (da sây sát và niêm mạc), do tiếp xúc với mầm bệnh từ các động vật bị bệnh, chết hoặc các sản phẩm từ các động vật này (da, lông...) hoặc nha bào ở đất (lây gián tiếp).

 Lây qua đường hô hấp do hít phải bụi có nha bào than (gặp trong xưởng thuộc da, chế biến lông động vật...). Lây qua đường tiêu hóa: do ăn thịt nhiễm mầm bệnh.

 Bệnh than ngoài da chiếm 95% các trường hợp nhiễm bệnh than, thường do tiếp xúc với động vật mắc bệnh. Vị trí tổn thương thường ở đầu cổ, các chi.

 Tổn thương ban đầu trên da có dạng sẩn ngứa, không đau, xuất hiện sau khi nhiễm bào tử 3-5 ngày.

 Trong vòng 24-36 giờ, sẽ trở thành dạng bọng nước, bị hoại tử ở giữa, rồi khô đi để lại một vảy mục màu đen đặc trưng kèm phù chung quanh với những bọng nước đỏ tím.

 Nếu loét hoại tử có mủ, đau và bệnh nhân bị sốt chứng tỏ có bội nhiễm, thường là do tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn (Edwards MS, 1992). Phù ở mặt, cổ thường lan rộng hơn so với phù ở thân hoặc các chi.

 Ngoài ra, bệnh than còn xuất hiện ở đường tiêu hóa, họng – thanh quản, hố hấp và màng não.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn