Tất tần tật về vàng da ở trẻ sơ sinh

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị vàng da. Vàng da có nguy hiểm không? Vì sao trẻ bị?Cách điều trị như thế nào? Mời các bạn thao khảo bài viết sau:

1. Vàng da là gì?

Vàng da là một tình trạng rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh. Có 2 dạng vàng da là: sinh lý và bệnh lý. Vàng da sinh lý hầu hết trẻ đều bị và thường biến mất sau một thời gian ngắn. Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật do đó các bậc cha mẹ cần biết cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

2. Nguyên nhân gây vàng da

Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da.

Mô tả ảnh.
Có hai loại vàng da ở trẻ sơ sinh là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

3. Vàng da sơ sinh có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất Bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

4. Làm thế nào để phát hiện vàng da?

Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hằng ngày, các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra; nếu trẻ bị vàng da, nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cần đưa đến bác sĩ để kiểm tra.

5. Vàng da được chia thành 2 mức độ:

– Nhẹ: Da hơi vàng ở mặt, thân mình; trẻ vẫn bú tốt; hoặc vàng da xuất hiện muộn, sau ngày thứ ba.

– Nặng: Da vàng sậm, lan xuống tay, chân; trẻ bú kém, bỏ bú; hoặc vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Những trẻ sinh non, nhiễm trùng, sinh ngạt dễ bị vàng da nặng.

Mô tả ảnh.
Chứng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng.

6. Khi trẻ bị vàng da thì phải làm gì?

Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8-8h30 mỗi sáng, lúc trời không quá nóng hay quá lạnh). Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Bilirubin qua đường tiêu hóa. Cần theo dõi diễn tiến của chứng vàng da mỗi ngày trong vòng 7-10 ngày sau sinh.

Trẻ bị vàng da nặng cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp sau:

– Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

– Thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

Làm sao để hết tắc tia sữa?
Làm sao để hết tắc tia sữa?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Tắc tia sữa quả là nỗi khổ lớn lao của bất cứ mẹ nào nuôi con bằng sữa mẹ.Vậy làm sao để hết tắc tia sữa? Mời các mẹ tham khảo các mẹo sau:
Theo:  khoevadep.com.vn copy link