Tên lửa đạn đạo đầu tiên của Trung Quốc bị “chết yểu”

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Những năm 60 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã được Liên Xô coi là đồng minh chiến lược. Liên Xô đã trợ giúp Bắc kinh về mọi mặt, trong đó có lĩnh vực chế tạo tên lửa. Hàng loạt học viên Trung Quốc được cử đi đào tạo tại Liên Xô về công nghệ tên lửa cũng như các chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ Trung Quốc về lĩnh vực đầy mới mẻ này. Kết quả là tên lửa đạn đạo đầu tiên DF-1 của Trung Quốc ra đời.

DF-1 được gọi là loại tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công tầm xa đầu tiên của quân đội Trung Quốc, cũng như của châu Á.
Tên lửa đạn đạo DF-1 được nghiên cứu và phát triển vào những năm 60 của thế kỷ trước. DF-1 của Trung Quốc được phát triển chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ tên lửa đạn đạo R-1 và R-2 của Liên Xô.
DF-1 được trang bị bệ phóng trên xe để tăng khả năng cơ động. DF-1 có trọng lượng phóng 20 tấn, chiều dài 17,7 m, đường kính 1,65 m.
Tên lửa DF-1 trang bị động cơ 5D62, sử dụng nhiên liệu lỏng. Phạm vi bắn của DF-1 lên tới 550 km, với đầu đạn nặng khoảng 500 kg. Đáng chú ý là chúng không thể mang được đầu đạn hạt nhân.
DF-1 bắt đầu được thử nghiệm vào năm 1960. Tên lửa đạn đạo DF-1 là loại tên lửa đất đối đất tầm chiến thuật-chiến dịch.
Công nghệ dẫn đường của DF-1 chỉ sử dụng duy nhất hệ thống dẫn đường quán tính, nên độ chính xác khi tiếp cận mục tiêu không cao. Sự nâng cấp của DF-1 sau đó gặp khó khăn do Liên Xô không giúp Bắc Kinh nữa.
Mặc dù DF-1 đã đưa Trung Quốc trở thành nước đầu tiên của châu Á sở hữu tên lửa đạn đạo. Nhưng những hạn chế của chúng đã không đáp ứng được yêu cầu của quân đội Trung Quốc.
Tên lửa DF-1 không được trang bị cho quân đội Trung Quốc, nhưng sự ra đời của nó đã đánh dấu một bước nhảy vọt về công nghệ chế tạo tên lửa của Bắc Kinh. Nó là nền tảng giúp Trung Quốc ngay sau đó cho ra đời các phiên bản tên lửa đạn đạo mới có khả năng răn đe hạt nhân toàn cầu.
Theo:  

TIN MỚI CẬP NHẬT